Quản trị mạng – Có tới hơn một phần ba tổng số lượng malware đã từng tồn tại được tạo bởi các nhóm tội phạm trong năm 2010, theo báo cáo hàng năm mới nhất từ PandaLabs.
Con số chính xác mà công ty này đã phát hiện là có đến 34% tổng số malware đang tồn tại được chế tác bởi các nhóm tin tặc trong năm vừa qua, điều này cho thấy rằng đã không còn thời đại một số chuyên gia tin học vì lý do thách thức các nhà sản xuất phần mềm mà tạo ra các loại virus.
Mặc dù vậy không phải tất cả các tin tức chúng ta nhận được ở đây đều là tin xấu, vẫn có một tỉ lệ giảm rõ rệt đối với các mối đe dọa đang gia tăng: tính từ năm 2003, cứ sau một năm số lượng các mối đe dọa mới thường tăng gấp đôi nhưng trong năm 2010 số lượng này chỉ tăng 50%.
Tuy nhiên, lại có một xu thế không mấy dễ chịu ngày một gia tăng đó là các malware trong các mạng xã hội, đặc biệt là trong Facebook và Twitter, tuy nhiên cũng có một số tấn công được thực hiện tên các site xã hội khác giống như LinkedIn hay Fotolog. Theo PandaLabs, các hacker chủ yếu sử dụng một số kỹ thuật để đánh lừa người dùng.
Những cuộc tấn công vào mạng xã hội hiện gồm có chiếm quyền điều khiển nút 'Like' trong Facebook, đánh cắp nhận dạng để đánh lừa các thông báo được gửi đi như thể từ các nguồn tin cậy và phân phối các ứng dụng giả mạo.
PandaLabs cũng chỉ ra rằng, năm ngoái cũng là năm gia tăng tấn công vào các nhà hoạt động chính trị trên website. Đáng lưu ý nhất là một đáp trả được phối hợp bởi nhóm nặc danh “'Anonymous'” dưới sự hỗ trợ của Julian Assange, chủ website Wikileaks. Các tấn công DDoS nhắm vào Mastercard (MA), Visa và PayPal cũng là một nhắc nhở về các kiểu tấn công như vậy có thể bị tận dụng.
Một xu hướng khác là mục tiêu tấn công cũng đang chuyển sang Apple Mac. Vài năm cách đây, những người dùng Mac từng tuyên bố rằng họ không hề gặp phải vấn đề malware – tuy nhiên giờ đây thì Mac cũng không là một ngoại lệ. PandaLabs không đưa ra bất cứ một số liệu cụ thể nào về số lượng malware đối với Mac mà chỉ chỉ ra rằng số lượng thị phần ngày càng tăng cũng đồng nghĩa rằng nó sẽ trở thành mục tiêu tấn công của nhiều đối tượng hơn.
Trojan trong lĩnh vực ngân hàng duy trì ở con số phổ biến nhất đối với tất cả các loại malware, tính đến có tới 56% - theo PandaLabs. Các vấn đề phần mềm lừa đảo cũng như các phần mềm antivirus giả mạo đang tăng lên. PandaLabs cho biết rằng có khoảng 40% các chương trình antivirus giả mạo được tạo trong năm 2010. Trong tổng số 5.651.786 ví dụ về các chương trình antivirus giả mạo thì có đến 2.285.629 chương trình xuất hiện trong quãng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2010.
Nước có nhiều máy tính bị tiêm nhiễm nhất là Thái Lan, có đến gần 70.000 máy tính bị tiêm nhiễm, tiếp sau đó không xa là Trung Quốc và Đài Loan. Anh Quốc không nằm trong danh sách 20 nước bị tấn công nhiều nhất, tuy nhiên Pháp và Italia lại nằm trong top này, với khoảng cỡ 48.000 máy bị tiêm nhiễm.
Cuối cùng, PandaLabs cũng phát hiện thấy rằng Spam vẫn tiếp tục gia tăng một cách đáng cảnh báo ở mức cao trong năm 2010.
PandaLabs tin tưởng rằng nhiều xu hướng trong năm 2010 sẽ tiếp tục trong 2011, điển hình là các loại tội phạm tin tặc, các tấn công vào mạng xã hội. Ngoài ra là số lượng lớn các tấn công vào điện thoại di động, máy tính tablet và nhiều chứng cứ nữa là các tấn công vào Mac. Thêm vào đó, những công nghệ mới cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, chúng ta sẽ thấy các tấn công trên Windows 7 và sẽ có nhiều hacker tìm kiếm cách khai thác HTML 5.