Một nghiên cứu mới cho thấy, việc sử dụng tai nghe không dây hằng ngày trong thời gian dài với việc tăng nguy cơ phát triển các khối u tuyến giáp có “mối liên hệ chặt chẽ”.
Và chính Apple cũng đã cảnh báo, người dùng sử dụng máy điều hòa nhịp tim không nên để AirPods và điện thoại quá gần ngực.
Nhiều người cho rằng công suất truyền bức xạ của tai nghe Bluetooth là thấp, không đáng lo ngại. Tuy nhiên do khoảng cách truyền từ tai nghe là rất gần nên bức xạ vẫn rất cao.
Theo ước tính của JRS Eco Wireless, bức xạ ở khoảng cách 1cm lớn hơn 100 lần so với ở khoảng cách 10cm. Như vậy, tai nghe không dây có thể cho thấy mức độ tiếp xúc với bức xạ rất cao và tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng. Thậm chí, do tai nghe AirPods cần sử dụng từ trường để “liên lạc” với nhau nên một lượng bức xạ lớn sẽ phát ra ngay khi chúng được mở ra khỏi hộp.
Tiến sĩ Joel Moskowitz của Đại học California (Mỹ) cho biết, các AirPod không dây giao tiếp với nhau thông qua một từ trường cảm ứng. Trong quá trình này, từ trường sẽ đi qua não. Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được thực hiện để kiểm tra xem điều này có thể gây ra vấn đề cho não hay không nhưng sẽ khó có thể tin rằng nó tốt cho sức khỏe của người dùng.
Theo khuyến cáo của các chuyên, để bảo vệ mình khỏi bức xạ này, người dùng hãy sử dụng loa ngoài nhiều nhất có thể khi thực hiện cuộc gọi thay vì tai nghe không dây. Ngoài ra, hãy đặt điện thoại lên bàn khi có thể thay vì để điện thoại bên cạnh cơ thể cả ngày.