Microsoft định giá bán sản phẩm tại Nga bằng đồng nội tệ

Các đối tác Nga cuối cùng đã được thoả mãn: Microsoft sẽ loại trừ các rủi ro liên quan đến tỷ giá đô la Mỹ qua việc xác định giá bán sản phẩm tại Nga bằng đồng rúp (ruble - đơn vị tiền tệ của CHLB Nga).

Từ ngày 1/3/2011, việc thanh toán giữa Microsoft và các đối tác Nga sẽ được thực hiện bằng đồng nội tệ Nga là đồng rúp, theo trang tin CNews.ru. Điều này có nghĩa là, sản phẩm của Microsoft bán trên thị trường Nga sẽ được định giá bằng đồng rúp. Theo thông báo ở Microsoft, Công ty Microsoft chuyển sang chế độ hạch toán mới này là theo yêu cầu của các đối tác và khách hàng Nga. Thực tế, ngoài Nga, Microsoft còn thực hiện thanh toán bằng tiền nội tệ tại Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Liên minh châu Âu. Tại đa số các thị trường mà Microsoft hiện diện khác, Microsoft vẫn thanh toán tiền bán sản phẩm bằng đồng đô-la Mỹ (USD).

Microsoft định giá bán sản phẩm tại Nga bằng đồng nội tệ
Các sản phẩm của Microsoft tại Nga sẽ được định giá bằng đồng rúp.

Việc thanh toán với các đối tác Nga như trước đây sẽ được thực hiện thông qua trung tâm của Microsoft tại Ireland - Microsoft Ireland Operations Limited. Tỷ giá đồng đô la Mỹ để thanh toán sản phẩm của Microsoft được đặt trong mức 29 - 33 ruble. Khi tính toán mức giá, Microsoft tính cả trong đó giá trị rủi ro dao động tỷ giá đồng ruble trong phạm vi 10%. Trước đây, những rủi ro này do các đối tác gánh chịu - hoặc là cộng vào giá cuối cùng của sản phẩm hoặc là trang trải thông qua chi phí hoạt động điều hành.

Tỷ lệ áp dụng trong các thanh toán phụ thuộc vào phân khúc sản phẩm, Nikolai Pryanishnikov, Chủ tịch Microsoft ở Nga giải thích. Ví dụ, giá license sản phẩm sử dụng tại gia đình sẽ được tính theo mức chuyển đổi tối thiểu còn giá license sản phẩm dành cho doanh nghiệp sẽ được tính theo mức cao hơn. Pryanishnikov từ chối cung cấp ví dụ về giá mới cho các sản phẩm cụ thể.

Nguyên tắc tính toán mới định hướng đến chiến lược dài hạn và việc tính toán cho thời gian trước mắt không được đề cập. Theo Giám đốc chiến lược và chương trình đối tác của Microsoft Evgeni Voronin, giá trị rủi ro được đề cập trong dao động tỷ giá được đánh giá theo năm. Tuy nhiên, Công ty không nêu được thời hạn chính xác hiệu lực của những giá mới. Theo lời Voronin, những giá đó phụ thuộc vào tình huống thị trường và nhu cầu với sản phẩm của Công ty.

Có gần 9.500 đối tác Nga của Microsoft sẽ chuyển sang hạch toán theo sơ đồ mới với Microsoft. Thật ra, những thay đổi chưa xảy ra với các hệ thống ERP, các nhà cung cấp OEM thiết bị máy tính cũng như các nhà phát triển phần mềm cộng tác với Microsoft theo các chương trình chuyên biệt về cấp phát bản quyền. Không loại trừ khả năng, trong tương lai, đồng rúp cũng được áp đặt cho việc tính giá với các sản phẩm, dịch vụ này.

Các đối tác Nga của Microsoft đánh giá tốt "sáng kiến đồng rúp" của Công ty. Dmitri Moskalev, Chủ tịch Nhóm công ty MONT tuyên bố rằng chính ông đã chờ đón sáng kiến này 15 năm qua. Công ty Softline cũng tuyên bố rằng tính cần thiết của bảng giá bằng đồng rúp đã cấp bách từ lâu và đã đặc biệt thời sự với các hợp đồng thời hạn 3 năm, nơi khoảng cách trong tổng chi đầu tiên và cuối cùng có thể cách xa nhau do tỷ giá ngoại tệ dao động.

"Nếu những tổ chức thương mại có những sự uyển chuyển nhất định trong vấn đề này thì các cơ quan nhà nước - nơi ngân sách chỉ tính bằng đồng rúp - thường phải từ chối những hợp đồng như vậy", Victor Algazin, Giám đốc bán hàng của Softline nói.

Giá bán lẻ từ việc áp dụng chế độ thanh toán mới với Microsoft sẽ không đáng kể vì với các nhà phân phối nhạy cảm với rủi ro tỷ giá, những điều kiện mới trở nên dễ dự đoán hơn, Felix Muchnik, Tổng giám đốc Softkey nói.

Microsoft đã trở thành nhà cung cấp nước ngoài đầu tiên thực hành tính toán với các đối tác Nga bằng đồng rúp. Các thành viên thị trường CNTT Nga hy vọng sáng kiến này sẽ được các nhà cung cấp nước ngoài khác noi theo. Nikolai Pryanishnikov cũng nhấn mạnh rằng Microsoft muốn nêu ví dụ cho các nhà cung cấp nước ngoài khác đang áp dụng bảng giá sản phẩm và dịch vụ bằng đô-la Mỹ và euro.

Thứ Tư, 19/01/2011 15:09
31 👨 159
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp