Máy ảnh vẫn “sống” trong thời smartphone camera

Trong khi hầu như cả thế giới công nghệ đều đổ dồn chú ý vào sự tiến hoá, sáng tạo của ĐTDĐ, máy tính bảng, thì những thiết bị khác vẫn khăng khăng… không chịu chết. Điển hình là máy ảnh.

Máy ảnh vẫn “sống” trong thời smartphone camera

Mặc cho sự oanh tạc thị trường của các mẫu điện thoại camera, máy ảnh vẫn bán chạy. Nhật Bản – nhà sản xuất máy ảnh lớn nhất thế giới – trong tháng 1/2012 đã bán ra số lượng máy ảnh nhiều gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2003, thời điểm điện thoại camera vẫn còn rất mới mẻ.

Theo các nhà phân tích và những người hâm mộ máy ảnh, có một số nguyên nhân cho “chiến thắng” này của máy ảnh. Và dù hầu hết đều khẳng định vai trò của máy ảnh đối với người dùng cá nhân và người dùng chuyên nghiệp, thì tương lai của máy ảnh vẫn chưa hẳn đã được đảm bảo.

Đầu tiên, chúng ta có thể rất vui khi chớp những bức ảnh khoảnh khắc hàng ngày với ĐTDĐ, song có vẻ như hầu hết chúng ta không hoàn toàn tin tưởng, trao gửi những kỷ niệm sâu sắc cho những thiết bị đơn giản đó. Khảo sát của hãng NPD In-Stat cho thấy mặc dù có hơn ¼ các bức ảnh ở Mỹ đều được chụp bằng smartphone, song vẫn ngày càng có nhiều người mua máy ảnh có ống kính tháo rời hoặc máy ảnh có zoom quang học 10x hoặc hơn.

Theo Liz Cutting, nhà phân tích hình ảnh số của NPD In-Stat, điều này là bởi mọi người khi chụp những bức ảnh gia đình quan trọng không muốn trao gửi chúng cho một thiết bị mà nhiệm vụ chính không phải là chụp ảnh.

Máy ảnh vẫn “sống” trong thời smartphone camera

Các nhà sản xuất máy ảnh như Canon, Panasonic, Olympus, Pentax và Nikon không chỉ phải cạnh tranh lẫn nhau, họ còn phải chiến đấu chống lại các mẫu điện thoại camera đang lấn sân sang lãnh địa của họ. Nokia và các nhà sản xuất ĐTDĐ khác từ lâu đã hợp tác với các nhà sản xuất ống kính như Carl Zeiss để nâng cao chất lượng ảnh và điện thoại. Đây là một xu hướng đồng nghĩa với việc nhiều điện thoại di động hiện đã có thể chụp những bức ảnh tốt hơn cả máy ảnh bấm-chụp. Sức hấp dẫn của điện thoại camera còn được cộng hưởng nhờ các dịch vụ xã hội như Facebook, giúp người dùng dễ dàng chia sẻ ảnh với gia đình và bạn bè ngay khi vừa chụp xong.

Các nhà sản xuất máy ảnh buộc phải tung ra những sản phẩm mang lại cho người dùng nhiều lựa chọn không có ở điện thoại, như ống kính quang học, flash tốt hơn và ổn định hình ảnh hơn. Giá máy cũng đã giảm mạnh trong thập kỷ qua. Cách đây 10 năm, máy ảnh DSLR 3 megapixel có giá khoảng 3.000 USD, nay một máy DSLR 18 megapixel chất lượng tốt hơn có thể chỉ có giá chưa đến 500 USD.

Chiến lược giảm giá, tăng công nghệ không phải là không có rủi ro. Nhưng họ lại bù đắp chúng bằng việc bán nhiều phụ kiện quan trọng hơn như ống kính và flash.

Không chỉ giảm giá và nâng cao công nghệ, các nhà sản xuất máy ảnh cũng phải cạnh tranh bằng sự sáng tạo. Lần đầu tiên, một loạt các máy ảnh tung ra trong mấy tháng vừa qua đều có chip Wi-Fi, giúp người dùng chia sẻ ảnh như cách smartphone chia sẻ ảnh.

Máy ảnh tiến hoá, trở nên nhỏ hơn, công nghệ hơn và xã hội hơn, thì ĐTDĐ cũng không hề chịu đứng yên trong cuộc đua này. Điện thoại cũng tích hợp những tính năng chụp ảnh hiện chỉ có trong máy ảnh. Chẳng hạn, giới thiệu camera 12 megapixel vào smartphone là một bằng chứng của sự cạnh tranh mạnh mẽ này. Hay mẫu máy SC1630 của hãng Polaroid công bố hồi tháng 1 và sẽ có bán trong năm nay là một thiết bị Android có zoom quang học. Những bằng chứng này và những sáng tạo khác có thể dẫn tới một tương lai, trong đó smartphone camera sẽ hoạt động như máy ảnh số với zoom quang học lớn và thấu kính lớn hơn.

Thứ Năm, 26/04/2012 10:26
31 👨 219
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp