Các nhà nghiên cứu vừa tạo ra chiếc máy ảnh mà theo họ là nhanh nhất thế giới có tên T-CUP với khả năng chụp 1 nghìn tỷ khung hình mỗi giây, cho phép nó “đóng băng thời gian” và xem chuyển động của ánh sáng ở tốc độ cực kì chậm.
Các nhà nghiên cứu tại viện INRS của đại học Quebec và viện Công nghệ California (Caltech) đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ nhiếp ảnh nén siêu nhanh (Compressed Ultrafast Photography CUP) để chụp được ảnh ở khoảng 100 tỉ khung hình mỗi giây.
T-CUP phát triển công nghệ này bằng việc xây dựng dựa trên các streak camera femtosecond (một triệu tỷ khung hình mỗi giây) và tích hợp kiểu thu thập dữ liệu thường được dùng trong chụp cắt lớp.
“Chúng tôi biết rằng nếu chỉ dùng streak camera femtosecond thì chất lượng hình ảnh sẽ bị giới hạn”, giáo sư Lihong Wang tại Caltech cho hay. “Để cải thiện điều này, chúng tôi cho thêm một camera để chụp ảnh tĩnh. Kết hợp với stream camera kia, chúng tôi có thể dùng phương pháp truyền tải Radon để có được hình ảnh chất lượng cao và ghi được 10 triệu tỷ khung hình mỗi giây”.
Hình ảnh mô phỏng cấu trúc của camera T-CUP
“Chiếc camera mới này hoàn toàn có thể đóng băng thời gian để chúng ta chứng kiến các hiện tượng - thậm chí là cả ánh sáng - ở tốc độ cực kì chậm”, Jinyang Liang cho hay. “Dù đã có một vài phương thức đo lường nhưng không gì bằng một hình ảnh mô tả rõ ràng”.
“Đây đã là một thành tích rồi nhưng chúng tôi còn có thể tăng tốc độ lên một triệu tỷ (10 mũ 15) khung hình mỗi giây”.
Hiện giờ, chiếc camera này lập kỉ lục thế giới về tốc độ chụp ảnh trong thời gian thực. T-CUP được kì vọng sử dụng trong các kính hiển vi y học và nhiều ứng dụng khác.
Xem thêm: