Megapixel là gì?

Điện thoại thông minh nhanh chóng phát triển và làm được những điều mà bạn chưa từng làm được trước đây, từ việc chơi game đồ họa khủng tới đào bitcoin. Khi nghĩ đến chuyện mua điện thoại mới, tùy vào nhu cầu mà mỗi người sẽ tìm kiếm các thông số kỹ thuật liên quan tới màn hình, vi xử lý, bộ nhớ… và một trong số đó, rất được nhiều người quan tâm là camera.

Nhưng nhìn vào thông số camera, chắc không ít người phải tự hỏi: megapixel là gì? Nó cho biết điều gì về chất lượng camera? Megapixel là thông số mà nhiều hãng dùng để quảng cáo cho chất lượng camera mình có. Tuy vậy, chưa chắc nó đã phản ánh toàn bộ chất lượng của camera.

Megapixel là gì?

Độ phân giải hình ảnh khi chưa nén được đo bằng 2 chiều dọc và ngang. Nếu lấy một tấm hình và đếm số pixel theo chiều dọc và chiều ngang rồi nhân lại, bạn sẽ có tổng số pixel của tấm hình đó. Hình càng nhiều pixel thì càng có độ phân giải cao. Megapixel theo đúng nghĩa đen khi thêm tiền tố mega- có nghĩa là hàng triệu pixel.

Để xác định camera tạo ra ảnh bao nhiêu megapixel, bạn chỉ cần nhân độ phân dải dọc và ngang của cảm biến rồi chia cho 1 triệu. Ví dụ ảnh 1000 x 1000 là camera một pixel. 1920 x 1080 hơn 2 megapixel một chút. Ảnh 4K sẽ là hơn 8 megapixel.

Bước tiến từ 1 sang 2 megapixel là rất lớn: đó là bước nhảy từ ảnh SD sang HD mà chúng ta đã thấy vài năm trước khi số lượng pixel mỗi ô inch được nhân đôi. Nhưng từ 5 tới 6 megapixel thì thay đổi chỉ là 20%, không quá đáng kể và khó mà nhận ra được. Đó là chưa kể thiết bị của bạn có khả năng hiển thị ảnh có megapixel lớn hay không.

Megapixel không phải là tất cả

Cách hoạt động của camera hay máy ảnh point-and-shoot khá đơn giản. Chúng dùng ống kính đơn giản để tập trung ánh sáng vào một miếng kính màu với các màu đỏ, xanh lá và xanh dương được xếp chồng lên nhau. Sau tấm kính và một cảm biến hình ảnh làm bằng silicon để nhận, xác định độ mạnh, yếu của ánh sáng.

Tấm kính màu bên trong máy ảnh
Tấm kính màu bên trong máy ảnh

Tấm kính lọc màu đưa tới cảm biến và bằng cách đo sự chênh lệch giữa những bit của tấm kính, camera tạo ra màu sắc ứng với từng pixel để hiển thị.

Tuy vậy, có một vài hạn chế: cảm biến có một độ nhiễu nhất định - đó là các giá trị ngẫu nhiên trong cảm biến dù độ phơi sáng là bao nhiêu. Cảm biến nhiễu ít sẽ khó làm và đắt hơn. Với hầu hết các camera bình thường thì điều này cũng không là vấn đề vì chỉ cần có đủ ánh sáng là sẽ không bị nhiễu.

Nhưng khi cảm biến ngày càng nhỏ, càng nhận được ít ánh sáng thì để giảm độ nhiễu sẽ càng tốn kém hơn. Để đẩy số megapixel lên cao (cho mục đích quảng cáo chẳng hạn), nhiều nhà sản xuất cũng cho phép độ nhiễu tăng lên, dù như vậy cũng làm giảm chất lượng chung của ảnh.

Còn một vấn đề. Khi độ phân giải tăng, chất lượng ống kính cũng đạt tới điểm tới hạn. Ống kính rẻ tiền thường có mức độ mờ nhất định, việc tăng độ phân giải của cảm biến ảnh lớn hơn chất lượng ống kính sẽ gia tăng thêm nhiều pixel nhưng lại không có đủ thông tin cho các pixel đó.

Tệ hơn nữa, sự chênh lệch giữa chất lượng ống kính và độ phân giải của cảm biến có thể gây ra sai màu vì ánh sáng đi qua bộ lọc màu có thể đi đến phần cảm biến ánh sáng tương ứng với màu khác, gây ra sự không chính xác.

Làm sao để chọn camera tốt?

Vì vậy khi mua điện thoại và muốn chọn camera tốt, đừng chỉ quan tâm tới megapixel. Hãy nhìn vào độ chính xác của màu, khả năng khi chụp thiếu sáng và chất lượng của ống kính. Dù vậy, rất ít khi bạn biết được các thông số này từ nhà sản xuất nên một cách khác là xem các bài đánh giá từ việc thử dùng và so sánh những camera này với các camera khác.

Xem thêm:

Chủ Nhật, 29/07/2018 11:23
4,84 👨 6.782
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản