Máy ảnh bán chạy tháng 3/10

Panasonic Lumix DMC-LX3 vẫn tiếp tục dẫn đầu, theo sau là Canon với mẫu S90. Nikon đứng vẫn ngoài cuộc chơi này.

Dưới đây là bảng xếp hạng 10 máy ảnh số bán chạy tháng 3/2010 theo số liệu của tạp chí Cnet châu Á.

1. Panasonic Lumix DMC-LX3


LX3 ống kính độ mở f2.0. (Ảnh: Flickr).

Ưu điểm: Độ phân giải cao, hình ảnh đẹp, chụp được nhiều kích cỡ khung hình, ống kính độ mở lớn f2.0, có thể lưu cài đặt tùy biến người dùng, cảm biến kích cỡ lớn.

Nhược điểm: Ở kích cỡ 16:9 không chụp hết được độ phân giải, phần mềm xử lý ảnh RAW còn kém.

Nhận xét: LX3 là một máy ảnh hợp lý với nhiều chức năng thú vị nên có chỗ đứng nhất định trong làng máy ngắm chụp bình dân hiện nay.

2. Canon PowerShot S90


S90 nhỏ, nhẹ, nhiều tính năng. (Ảnh: Pocket-lint).

Ưu điểm: Là sản phẩm hồi sinh của dòng S danh tiếng một thời, S90 vẫn kế thừa được nhiều lợi thế như nhỏ, nhẹ, nhiều tính năng tiên tiến và nhất là tốc độ hoạt động rất ấn tượng.

Nhược điểm: Chất lượng hình ảnh bắt đầu suy giảm khi ISO lên đến 400, thiết kế vòng chế độ còn rườm rà và chưa hợp lý.

Nhận xét: Là một máy ảnh du lịch khá đẳng cấp, S90 mang đến cho người chụp một trải nghiệm chuyên nghiệp với tính năng điều chỉnh thông số đa dạng. Tuy nhiên, phiên bản này vẫn còn cần phải cải tiến hơn nữa.

3. Canon PowerShot G11


G11 thiết kế tốt. (Ảnh: Bobatkins).

Ưu điểm: Màn LCD cơ động, thiết kế tốt, chất lượng ảnh hoàn hảo, nhiều tùy chỉnh tay tiên tiến.

Nhược điểm: Bánh xe điều khiển đôi lúc khó điều chỉnh, không quay được phim HD, hơi cổng kềnh để mang đi liên tục bên mình.

Nhận xét: G11 có thể nói là phiên bản máy du lịch tiên tiến nhất của Canon với tốc độ hoạt động cũng như chất lượng hình ảnh không có gì phải phàn nàn.

4. Sony Cyber-shot DSC-TX1


Sony TX1 thân mỏng, thiết kế thời trang. (Ảnh: Engadget).

Ưu điểm: Thân máy mỏng, thiết kế sành điệu, nhiều chức năng tiện dụng như Hand-held Twilight và Sweep Panorama, tốc độ hoạt động nhanh.

Nhược điểm: Chất lượng ảnh trung bình, nhiễu bắt đầu ngay từ ISO 200, cân bằng trắng không ổn định.

Nhận xét: TX1 với thiết kế sành điệu chắc chắn sẽ vừa mắt những người ưa chuộng thời trang, tuy nhiên, để thu hút nhiều đối tượng thì chất lượng ảnh cần cải thiện hơn.

5. Panasonic Lumix DMC-FX65


Panasonic FX65 có tốc độ lấy nét siêu nhanh. (Ảnh: Dpreview).

FX65 tiếp tục phát huy truyền thống của dòng bình dân đầu bảng FX của Panasonic với cảm biến 12 triệu điểm ảnh, ống kính góc rộng 25mm với zoom quang 5x, tốc độ lấy nét siêu nhanh và chế độ quay phim HD AVCHD.

Xem trang tiếp theo


6. Fujifilm FinePix F200EXR


Fujifilm FinePix F200EXR thiết kế chưa bắt mắt. (Ảnh: Cnet).

Ưu điểm: Chất lượng ảnh tốt ngay cả ở ISO cao, nút chuyển chế độ sử dụng cảm biến đáng tin cậy, dải tương phản động lớn.

Nhược điểm: Thiết kế chưa bắt mắt, chức năng chỉnh tay hạn chế, không ghi được phim HD.

Nhận xét: Mặc dù vẫn còn một số nhược điểm, nhưng có thể nói chất lượng của F200EXR xuất sắc so với các máy cùng cấp.

7. Panasonic Lumix DMC-TZ7


Panasonic TZ7 ống kính góc rộng 25 mm. (Ảnh: Lumix).

Ưu điểm: Ống kính góc rộng tới 25 mm và zoom tới 12x, khả năng quay phim AVCHD, tốc độ chụp liên tiếp khá nhanh, chất lượng ảnh trên trung bình.

Nhược điểm: Không hỗ trợ chỉnh phơi sáng manual, file nén chuẩn AVCHD có đuôi không thông dụng.

Nhận xét: TZ7 không những là một máy ảnh zoom dài hữu ích cho dân du lịch mà còn cho ra những bức ảnh có chất lượng vào hàng khá. Chỉ tiếc là máy không hỗ trợ chế độ chỉnh tay các thông số phơi sáng.

8. Olympus Mju TOUGH-8010


Olympus Mju TOUGH-8010 cảm biến 14 triệu điểm ảnh. (Ảnh: PMA-show).

Kế thừa phiên bản cũng lọt vào danh sách kỳ trước 8000, phiên bản 8010 có các ưu điểm khá tương tự. Cấu hình cơ bản phiên bản này là cảm biến nâng lên 14 triệu điểm ảnh, quay phim HD 30 fps, lưu thẻ SDHC và các tính năng chống nước, chống sốc vốn đã làm nên danh tiếng dòng Tough.

9. Samsung ST550


Màn hình phía trước hỗ trợ chụp chân dung ấn tượng. (Ảnh: Binder).

Ưu điểm: Màn hình phía trước hỗ trợ chụp chân dung khá ấn tượng, hoạt động nhanh.

Nhược điểm: Thời lượng pin hơi yếu, màn hình trước đôi lúc bị ỳ, chất lượng ảnh giảm từ ISO 400.

Nhận xét: Đem vào làng nhiếp ảnh một hơi thở mới, ST550 với hai màn hình xứng đáng để người dùng phải móc hầu bao để sở hữu một phiên bản sành điệu.

10. Fujifilm FinePix F70EXR


Fujifilm FinePix F70EXR chất lượng ảnh khá. (Ảnh: Saville).

Ưu điểm: Chất lượng ảnh rất khá, kể cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Các chế độ Pro Low-Light và Focus khá hữu dụng, màu sắc tái hiện trung thực.

Nhược điểm: Thiết kế chưa đẹp, các thông số kỹ thuật chưa sánh bằng với các đối thủ cùng tầm.

Nhận xét: Nếu là người không quá quan tâm đến hình thức và chạy theo mốt mà chỉ muốn một máy ảnh tầm tiền với chất lượng ánh xuất sắc thì FinePix F70EXR là một lựa chọn khá hợp lý.

Thứ Năm, 15/04/2010 16:40
31 👨 543
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp