Lịch sử máy đào bitcoin, từ CPU thông thường tới hệ thống ASIC

Đào bitcoin từng chỉ là một sở thích với những ai đam mê tiền ảo. Trước đây chỉ cần một chiếc máy tính bình thường là đủ để đào bitcoin nhưng sau gần 10 năm, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều.

Năm 2009, máy đào bitcoin đầu tiên dùng CPU đa nhân thông thường để tạo ra 50 BTC mỗi khối. Nếu có một vài máy với thông số tốt thì bạn kiếm được khoảng 5$ mỗi ngày. Độ khó khi đào (sức tính toán cần có) rất thấp nên cũng đáng để chỉ coi nó như 1 sở thích.

Giờ đây, 50 BTC sẽ cho bạn 434.000$ mỗi khối. Một tháng trước, khi mức giá giao dịch là gần 20.000$ thì cái gọi là “sở thích” đó có thể mang tới cả triệu đô.

Ngạc nhiên giá trị đầu tiên được định cho bitcoin lại không đến từ 1 công ty lớn nào mà lại từ 1 anh chàng đang đói ăn có tên Lazlo Hanyecz, vào năm 2010 đã đăng lên diễn đàn của Bitcointalk với chủ đề: “Đổi pizza lấy bitcoin?”

Tôi sẽ trả 10.000 bitcoin để đổi lấy vài chiếc pizza, có thể là 2 cái lớn để còn để dành cho vài ngày tới. Tôi thường để dành pizza để ăn sau. Bạn có thể tự làm rồi mang tới nhà tôi hoặc gọi từ cửa hàng nào đó…

Cuối cùng cũng có người nhận lời và Hanyecz có được bữa ăn mà 8 năm sau sẽ có giá là 8,6 triệu USD.

Quan trọng hơn, vào 10/2010, đoạn code để đào bitcoin bằng GPU được phát hành rộng rãi. Khi đào ngày càng khó, nhu cầu có thiết bị tốt hơn cũng tăng và đó là khi GPU vào cuộc.

Trước đây bạn có thể đào tiền ảo chỉ bằng một GPU
Trước đây bạn có thể đào tiền ảo chỉ bằng một GPU

Đào bitcoin bằng một GPU chẳng cần mấy kĩ năng gì cao siêu. Với vài trăm đô, gần như ai cũng có thể làm được và yêu cầu về tính toán cũng thấp. Nhưng điều đó đã sớm thay đổi khi tiền ảo được để ý.

Theo một nghiên cứu của giáo sư Michael Taylor từ đại học Washington: "Nỗ lực nâng cao tốc độ tính toán bằng GPU đã đẩy giới hạn tính toán lên theo những cách rất lạ. Chuẩn chung đã thay đổi khi 5 GPU được dùng với 1 bo mạch chủ AMD không đắt đỏ gì mấy, DRAM tối thiểu, kết nối qua 5 dây cáp nối dài PCI Express để giảm chi phí bo mạch chủ và dùng điện hiệu quả hơn cho GPU".

Nỗi kinh hoàng của một người gỡ bom cũng chỉ đến cỡ này là cùng
Nỗi kinh hoàng của một người gỡ bom cũng chỉ đến cỡ này là cùng

Cuối cùng là người bình thường cũng có thể kiếm tiền nhờ sự thần kì của blockchain và công nghệ mã hóa. Trừ phi đào bitcoin trở nên khó hơn và yêu cầu về điện cũng sẽ quá mức so với 1 sở thích. Tới 6/2011, FPGA (Field-Programmable Gate Arrays - mạch tích hợp cỡ lớn người dùng có thể lập trình được) đã trở thành 1 xu thế.

Khi FPGA được dùng cho mục đích riêng này thì việc đào cũng khác. Lợi thế lớn nhất của nó là đỡ tốn điện hơn các thiết lập GPU đơn giản 3 lần cho cùng 1 nhiệm vụ.

FPGA nhanh chóng phải dọn đường cho hệ thống ASIC (Application-Specific Integrated Circuit - vi mạch tích hợp chuyên dụng) và Bitcoin từ 1 sở thích đã trở thành 1 nền công nghiệp.

Giờ thì bạn phải đầu tư vào ASIC nếu muốn đào tiền ảo
Giờ thì bạn phải đầu tư vào ASIC nếu muốn đào tiền ảo

Trong khi FPGA cần người dùng phải chỉnh sửa sau khi mua thì ASIC được tạo riêng cho một mục đích, ở đây là đào tiền ảo. Đó là lý do vì sao máy đào ASIC vẫn đang là tiêu chuẩn.

Tương lai của Bitcoin không thể dự đoán trước và có rất nhiều loại tiền thay thế khác bạn có thể đào mà không phải bỏ ra cả triệu đô cho nơi lưu trữ, máy móc và điện.

Xem thêm:

Thứ Hai, 26/02/2018 07:23
51 👨 2.578
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bình luận công nghệ