Intel Thunderbolt- chuẩn kết nối truyền dữ liệu

Quản Trị Mạng - Công nghệ mới tích hợp trong MacBook Pro của Apple hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể tốc độ truyền dữ liệu. Sau một vài năm phát triển công nghệ, Intel đã chính thức công bố thế hệ kết nối truyền dữ liệu tiếp theo. Chuẩn kết nối mới có tên Thunderbolt sẽ mang lại một sự thay đổi lớn trong công nghệ kết nối truyền dữ liệu và sẽ là một trong những ứng dụng tiềm năng nhất trong thời gian tới đây.

Thunderbolt khởi đầu như một dự án trong phòng thí nghiệm của Intel Labs, ban đầu được biết đến như là một công nghệ quang học với cáp quang và các bộ điều khiển thiết bị lưu trữ. Công nghệ này lúc đầu có tên mã là Light Peak ra mắt tại Diễn đàn phát triển Intel vào năm 2009. Ông Jason Ziller, Giám đốc quy hoạch và tiếp thị Thunderbolt giải thích: “Thunderbolt ra đời với ý tưởng ban đầu là tạo ra một dây cáp duy nhất hỗ trợ truyền dữ kiệu tốc độ cao trên nhiều giao thức khác nhau, giúp giải quyết việc bùng nổ dữ liệu lưu trữ cho video độ nét cao và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số khác”.

Ngay gần đây trong CES 2011, các nhà sản xuất đã tỏ ra không mấy lạc quan về triển vọng của Light Peak. Ngay sau đó, xuất hiện các tin đồn về việc Intel từ bỏ dự án về đầu nối quang học.

Nếu tìm hiểu kỹ chúng ta sẽ biết Light Peak truyền dữ liệu bằng sợi quang, mà chi phí dành cho sợi quang cũng như việc điều khiển máy chủ của Light Peak là quá cao so với các OEM PC của Intel, nhằm làm giảm chi phí này Intel biến Light Peak thành Thunderbolt – kết nối 2 giao thức tốc độ cao sử dụng một dây đồng.

Cáp Thunderbold cùng với bộ điều khiển máy chủ Thunderbolt có thể truyền và nhận dữ liệu với tốc độ lên đến 10Gb/s. Thunderbolt hỗ trợ cả hai giao thức PCI Express (PCIe) và DisplayPort. Intel cho biết họ chọn PCI Express vì tính linh hoạt của nó, và chọn DisplayPort vì nó tối ưu hóa để sử dụng với máy tính (tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi một cáp Thunderbolt thành thiết bị kết nối HDMI).

Mỗi cáp Thnderbolt có hai đường dẫn hai chiều độc lập, do đó có thể truyền và nhận một lượng dữ liệu tối đa là 40Gb/s. Cũng giống như FireWire 800 trước đây có thể hỗ trợ “chuỗi cánh hoa” (Một phương pháp nối vài ba thiết bị với nhau và quản lý các tín hiệu đối với từng thiết bị) băng thông của Thunderbolt cũng hỗ trợ kết nối nhiều thiết bị cụ thể ở đây là 7 thiết bị cùng một lúc.

"Chúng tôi xác định kết nối điện là có thể bởi thiết kế của cáp điện đã được cải tiến, qua đó cũng giúp giảm chi phí sản xuất", ông Ziller giải thích. "Giải pháp dùng cáp điện ít tốn kém hơn vì không mất thêm điện cho việc truyền dẫn quang học.

Điểm hạn chế duy nhất khi sử dụng cáp bằng đồng là độ dài của dây, dây cáp đồng chỉ có độ dài tối đa là 3m. Đối với những người cần cáp có độ dài lớn hơn, họ sẽ phải dùng cáp quang.

"Chúng tôi đã không từ bỏ ý tưởng về một kết nối quang," ông Ziller cho biết "Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng công nghệ quang học là công nghệ của tương lai, nó sẽ trở lên cần thiết trong tương lai”. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu và phát triển nó: "Công nghệ cáp điện bây giờ vẫn còn được sử dụng nhưng trong tương lai nó sẽ không còn được sử dụng nữa”.

Trong bản demo trong quá trình ra mắt của Intel, tốc độ truyền dữ liệu không đạt được 10Gb/s, vào khoảng 8Gb/s nhưng dù sao đó cũng là một con số hêt sức ấn tượng. Apple là hãng đầu tiên áp dụng công nghệ này như đã công bố với một cổng Thunderbolt trong dòng sản phẩm mới mang tên MacBook Pro.

Nếu Thunderbolt thực sự đạt được tốc độ truyền dữ liệu như công bố, nó sẽ vượt qua tất cả các mẫu sản phẩm truyền nhận dữ liệu khác như USB 3.0, eSATA, và FireWire 800. Bạn hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây để có sự so sánh:

Một ưu điểm khác của Thunderbolt là nó không bắt CPU phải làm việc nhiều qua đó cho phép bạn sử dụng máy tính của bạn để làm nhiệm vụ khác trong khi quá trình truyền dữ liệu vẫn diễn ra mà không gây ảnh hưởng nhiều.

Các chuyên gia đánh giá cao những ưu điểm của Thunderbolt như góc trễ thấp (Trong các ổ đĩa, đây là sự trễ do đĩa phải quay cho đến khi dữ liệu yêu cầu được đặt đúng dưới đầu từ đọc/ghi), độ chính xác cao, thời gian đồng bộ hóa 8-nano giây trên tất cả các thiết bị chuỗi cánh hoa.

Thunderbolt tương thích với màn hình dựa trên cổng DisplayPort 1.1 hoặc cao hơn nữa hoăc sử dụng cổng mini-DisplayPort. Thật không may là hiện nay không nhiều người dùng cổng DisplayPort. Apple sử dụng DisplayPort, một số ít các nhà sản xuất màn hình khác cũng sử dụng nó trên các mẫu sản phẩm cao cấp nhắm tới các doanh nghiệp và thị trường chuyên nghiệp. Người tiêu dùng vẫn đang quen dùng DVI và HDMI mặc dù Thunderbolt đang là công nghệ tiên tiến. Với Thunderbolt tới đây có thể các nhà sản xuất màn hình sẽ thúc đẩy sản xuất nhiều hơn để áp dụng DisplayPort.

Kết nối và sáng tạo

Đừng nghĩ rằng Thunderbolt có thể thay thế bất cứ thiết bị nào vào bất cứ lúc nào. "Đây là một sự bổ sung cho các thiết bị kết nối khác như USB 3.0 với tương thích PCI Express” Ziller cho biết "Chúng tôi không dùng nó để thay thế cho USB. USB là một thiết bị kết nối chính trên tất cả các sản phẩm, và Intel sẽ tiếp tục hoàn thiện nó "

Ziller không cho chúng ta biết USB 3.0 có được tích hợp trong chipset của họ, cũng như công nghệ Thunderbolt có xuất hiện trong chipset của Intel hay không mặc dù ông đã đưa ra giả thuyết rằng nó có thể xuất hiện trên các máy tính cá nhân vào đầu năm tới (dựa trên SDK sẽ ra mắt trong mùa hè này). Điều đó có nghĩa là Apple có một bước nhảy vọt trên thị trường với MacBook Pro.

Đó là bởi vì thiết bị này sẽ mất thời gian để phổ biến trên thị trường. LaCie công bố sản phẩm đĩa cứng ngoài Little Big Disk sẽ ra mắt vào mùa hè 2011, giá cả chưa được tiết lộ. Western Digital và Promise Technology cũng cho biết là sẽ phát triển công nghệ trên giao diện mới. Western Digital cho biết họ đã để ý đến Thunderbolt, và "khi nó đã được thị trường đón nhận rộng rãi, chúng tôi sẽ cung cấp các thiết bị lưu trữ sử dụng công nghệ Thunderbolt".

Bên cạnh các công ty lưu trữ, các nhà sản xuất chuyên nghiệp như Aja, Apogee, Avid, Blackmagic, và Universal Audio đã tuyên bố ủng hộ Thunderbolt.

Phiên bản tích hợp đầu tiên của Thunderbolt có thể sẽ là dành cho các nhà sản truyền thông chuyên nghiệp. Với những gì Thunderbolt có thể làm như đa nhiệm và đồng bộ hoá thời gian, không ngạc nhiên khi những công ty này quan tâm đến Thunderbolt. Thunderbolt có thể dễ dàng truyền dữ liệu khi làm phim và các việc hậu sản xuất khác nữa.

Dùng Thunderbolt khi nào?

Thực tế là Thunderbolt, trong năm đầu tiên ra mắt, sẽ chủ yếu thu hút các nhà sản xuất truyền thông làm việc với các video, audio và các nhiệm vụ chỉnh sửa. Nó sẽ không phải là một mối đe dọa thực sự đối với USB 3.0, đơn giản bởi vì Thunderbolt chỉ có khả năng tương thích với PCI Express và DisplayPort. Tôi nhìn thấy nhiều hơn một mối đe dọa cho FireWire, vì cùng có hỗ trợ “chuỗi cánh hoa”, nhưng đó là trong tương lai. Hiện tại, Apple vẫn tiếp tục sử dụng các cổng FireWire.

Tuy nhiên một thực tế khác là người tiêu dùng sẽ rất cần Thunderbolt trong tương lai. Khi các hộ gia đình ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương tiện truyền thông kỹ thuật số - có thể là độ nét cao hoặc độ phân giải cao – chúng ta sẽ cần có một trung tâm quản lý.

Không ai thích chờ đợi việc truyền dữ liệu - đó là lý do tại sao một thập kỷ trước đây người ta sử dũng đĩa CD để truyền dữ liệu nhanh hơn.

Intel đã khôn ngoan khi chọn ra mắt Thunderbolt tích hợp trong Apple MacBook Pro. Có lẽ hơn bất kỳ thiết bị nào khác, MacBook Pro của Apple có uy tín cao trong số các thiết bị đa phương tiện hiện tại. Và Apple cũng được cho là có tầm nhìn xa khi ra mắt sản phẩm kết hợp với Thunderbolt.

Để có thể nâng cao uy tín, Thunderbolt cần có mặt nhiều hơn trong các sản phẩm ứng dụng cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, trên cả hai thiết bị ngoại vi lưu trữ cũng như hệ thống lưu trữ.

Hơn nữa, cho đến khi Thunderbolt trở lên gần gũi với người tiêu dùng vẫn còn là một khoảng thời gian. Nhìn qua chu kỳ phát triển của nó, có thể thấy Thunderbolt là một mô hình lý tưởng dành cho hệ thống sản xuất audio / video hoặc các trung tâm sao lưu hoặc lưu trữ dữ liệu siêu nhanh. Thunderbolt thậm chí có thể hỗ trợ chuyển mã dữ liệu, nhờ khả năng tương thích với Intel’s Quick Sync Video.

Nhưng trước tiên Thunderbolt cần xuất hiện nhiều hơn nữa trong các thiết bị và sẽ mất một khoảng thời gian nữa để làm điều đó. Và khi đó tốc độ truyền dữ liệu của chúng ta sẽ được cải thiện đáng kể, sẽ không còn chuyện chúng ta càu nhàu khó chịu rồi pha vội 1 cốc Joe uống để chờ đợi dữ liệu được truyền hết.

Thứ Tư, 02/03/2011 16:18
31 👨 544
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp