Hành trình chuyển nghề từ người mẫu thời trang sang kỹ sư phần mềm trong vòng 1 năm

Chuyển nghề từ người mẫu thời trang sang software engineer

Bạn đã từng đọc bài Hành trình từ chưa biết gì đến trở thành kỹ sư phần mềm tại San Francisco trong 12 tháng rồi phải không? Hôm nay, Quản Trị Mạng sẽ chia sẻ với bạn hành trình chuyển nghề từ người mẫu thời trang sang kỹ sư phần mềm trong 1 năm của tác giả Madison Kanna. Mời mọi người đón đọc!

Năm 2015, tôi - tác giả bài viết chẳng biết tí gì về code cả. Nhưng hiện giờ tôi đang là một kỹ sư phần mềm (software engineer) và là giáo viên của một trường dạy lập trình cho trẻ em.

Hành trình chuyển nghề từ người mẫu thời trang sang kỹ sư phần mềm trong vòng 1 năm

Khi mọi người biết tôi làm việc như một kỹ sư, họ thường hỏi tôi rằng: “Làm thế nào tôi có được công việc software engineer khi xuất thân là một người mẫu thời trang?”.

Có thể bạn chưa biết, lúc còn bé tôi chỉ học tại một trường gần nhà và sau này còn bỏ ngang đại học nữa.

Sau khi bỏ ngang đại học, tôi đã ký hợp đồng với một công ty và làm người mẫu cho các nhãn hiệu thời trang. Tôi không biết bản thân mình muốn làm gì nhưng chị gái tôi là một kỹ sư phần mềm và chị ấy thực sự yêu công việc đang làm. Do vậy, một ngày tôi đăng ký khóa học “Intro to Computer Science” trên Udacity. Và tôi đã thực sự thích nó. Code đã trở thành niềm đam mê lớn nhất của tôi!

Ngay lúc đó, tôi biết rằng mình muốn trở thành một kỹ sư phần mềm. Tôi cũng biết nó có thể là công việc khó khăn nhất mà tôi từng làm. Nhưng tôi vẫn quyết định làm điều đó.

"Nếu bạn thích code và đặt mục tiêu trở thành lập trình viên, bạn sẽ đạt được - không quan trọng xuất phát điểm của bạn như thế nào!"

Đây là cách mà tôi đã làm:

Đầu tiên tìm hiểu cách bạn có thể học tốt nhất.

Sau nhiều tháng tự học code, tôi biết được bước tiếp theo mình cần làm là gì. Do vậy, tôi đăng ký vào một số chương trình coding bootcamp. Tôi nhận ra rằng, cách học tốt nhất là không phải lúc học, mà là lúc làm việc.

Tìm ra cách tốt nhất để học thực sự có hiệu quả lớn. Đừng tốn thời gian cho những cách học vô ích. Đối với bạn, có thể bạn cần tham gia khóa học ở bootcamp hoặc một chương trình học trực tuyến bán thời gian nào đó. Còn đối với tôi, cách học tốt nhất là xin làm thực tập sinh cho các công ty công nghệ.

Nhưng... làm sao có thể xin thực tập khi bạn chưa có kinh nghiệm?

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Chuyển nghề từ người mẫu thời trang sang software engineer

Tôi biết bản thân mình muốn trải nghiệm thực tế. Tôi xin vào Praxis, một chương trình học nghề dành cho các bạn trẻ tại các startup. Tôi được nhận vào thực tập nhưng Praxis chỉ tập trung vào mảng marketing và sale, còn tôi định hướng trở thành kỹ sư phần mềm. Vì vậy, tôi quyết định đăng ký vào vị trí thực tập kỹ sư và nhờ Praxis hỗ trợ thêm cho thương hiệu cá nhân để tăng khả năng được nhận.

Tôi làm việc cùng Simon đến từ Praxis, người này giúp tôi chuẩn bị phần phỏng vấn và tạo hiện diện trực tuyến (online presence).

Mẹ tôi, một nhà doanh nghiệp và là một chuyên gia về thương hiệu, đã khuyến khích tôi viết blog về code, chia sẻ tại các cuộc họp mặt, mở một kênh Youtube về code và xây dựng hồ sơ GitHub. Tất cả những thứ này kết hợp lại sẽ tạo cho tôi thương hiệu cá nhân hoàn hảo của một kỹ sư phần mềm thực thụ.

Tôi chia sẻ về những gì tôi đã học trên các kênh này. Cuối cùng, kết quả là khi tìm kiếm trên Google về tôi, ngay lập tức mọi người sẽ thấy tôi có đam mê lập trình.

Hãy google chính bạn xem sao, bạn thấy gì nào?

Làm việc miễn phí với niềm đam mê công việc

Madison Kanna

Ban đầu, tôi thực sự hy vọng mình sẽ có lương khi thực tập, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng bản thân sẽ có cơ hội tốt hơn để học hỏi những kinh nghiệm nếu làm việc miễn phí.

Nếu muốn làm việc cho một startup thì hãy thuyết phục họ: "Tôi sẽ làm việc miễn phí như một kỹ sư lập trình trong vài tháng. Sau đó, bạn có thể đánh giá có nên trả lương hoặc sa thải tôi dựa vào mức độ cống hiến trong công việc". Họ đã đồng ý nhận tôi và tôi đã dành vài tháng sau đó để làm việc chăm chỉ.

Tôi thích thú mỗi khi dành thời gian sửa một lỗi nhỏ trong ứng dụng. Sau đó, tôi nhận ra rằng mặc dù tôi thiếu rất nhiều kỹ năng công nghệ, nhưng với niềm đam mê học hỏi và sự vui sướng khi trở thành một phần của nhóm đã giúp tôi được nhận vào thực tập.

Ngay cả khi làm không lương, tôi vẫn yêu công việc và nhóm của mình hơn bất kỳ công việc nào trước đây tôi từng làm.

Hãy biến điểm yếu thành điểm mạnh

Hãy biến điểm yếu thành điểm mạnh

Trước tiên, tôi không muốn nhắc đến việc tôi từng làm người mẫu thời trang. Tôi đã sợ rằng tôi sẽ bị mắc kẹt khi là một lập trình viên nữ, người không có kiến thức cơ bản về CS. Sau đó, mẹ tôi đã khuyên rằng: “Hãy biến điểm yếu của con thành điểm mạnh!

Trong kỳ thực tập đầu tiên, tôi xác định tư tưởng rằng mình sẽ giúp startup này bằng mọi cách có thể. Tôi đã sử dụng những kiến thức mà tôi có được khi làm ở các công việc trước đây và học hỏi kỹ năng để trở thành lập trình viên.

Tôi không chỉ cố gắng làm một kỹ thuật viên thực tập. Tuần đầu thực tập, tôi đã làm bất cứ điều gì từ tải các video lên YouTube tới viết mã, thực hiện thay đổi bản sao.

Đối với startup, họ muốn nhân viên khát khao học hỏi và hoàn thành công việc, chứ không phải đơn thuần là thợ code. Những kỹ năng có được từ các công việc khác giúp gia tăng giá trị của bạn, hãy trở thành thành viên của nhóm chứ không chỉ là một người thợ code.

Sau vài tháng thực tập, CEO của công ty, Bryan, gửi cho tôi 1 tin nhắn trên Slack với nội dung: “Madison, chúng tôi muốn bạn làm việc cho chúng tôi”.

Tôi đã trở thành lập trình viên. Lần đầu tiên tôi được trả tiền để code.

Người có thành kiến với bạn sẽ trở thành động lực để bạn tiến về phía trước

Người có thành kiến với bạn sẽ trở thành động lực để bạn tiến về phía trước

Rất nhiều lần, khi tôi kể cho ai đó rằng tôi đang là kỹ sư, họ tròn mắt tỏ vẻ nghi ngờ rằng: “Bạn á? Kỹ sư á? Bạn có chắc không?”.

Trước kia điều này sẽ khiến tôi nản lòng, nhưng sau tôi nhận ra rằng không nên để điều mọi người nói cản trở mình. Mỗi khi có ai đó tỏ thái độ như vậy, tôi về nhà và bắt đầu viết code. Tôi biến đau thương thành hành động để tiếp tục tiến về phía trước.

Mọi người luôn nói rằng bạn không thể. Khi bạn bơ đi những gì họ nói và tiếp tục tiến tới, nó sẽ giúp bạn tự tin vào chính mình.

Trái lại, sự trợ giúp của những người khác, những người mà tin tưởng bạn sẽ rất hữu ích. Tôi không thể trở thành kỹ sư nếu không có sự trợ giúp của gia đình.

Hãy tiếp tục code!

Bạn cần tập trung vào việc mà mình yêu thích. Có được vị trí lập trình viên là điều khó khăn và xứng đáng nhất mà tôi đã làm được. Nếu bạn yêu thích công việc viết code, hãy tập trung tiến về phía trước. Bạn sẽ làm được cho dù xuất phát điểm của bạn ở đâu.

Còn chờ gì nữa! Hãy viết code thôi!

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Sáu, 29/06/2018 15:49
52 👨 598
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ