Các nhà nghiên cứu thuộc đại học cộng hòa Uruguay đã tạo ra một thuật toán AI phân tích bức xạ điện từ mà cọng cáp HDMI tạo ra trong quá trình truyền dẫn dữ liệu hình ảnh mã hóa lên màn hình từ đó đọc trộm dữ liệu trên màn hình.
Đây được đánh giá là Kỹ thuật không tưởng và đáng sợ vì thực hiện được ở thời kỳ hình ảnh được truyền dẫn dưới dạng số hóa.
Trước đây, khi sử dụng công nghệ analog để dẫn hình ảnh lên màn hình, hacker nhờ việc can thiệp vào tín hiệu rò rỉ từ cáp truyền dữ liệu hoàn toàn có thể tái tạo lại những hình ảnh hiển thị trên màn
Nhưng khi những giao thức nén tín hiệu số và chuẩn HDMI được sử dụng tín hiệu hình ảnh trở nên phức tạp hơn rất nhiều, không dễ gì can thiệp để lấy trộm.
Mọi cọng cáp HDMI khi truyền dẫn tín hiệu hình ảnh số từ máy tính lên màn hình luôn tạo ra bức xạ điện từ.
Các nhà nghiên cứu Uruguay huấn luyện một thuật toán AI dựa trên tín hiệu bức xạ và tín hiệu hình ảnh hiện ra trên màn hình và giải mã hình ảnh dựa trên bức xạ điện từ mà nó đọc được. Kết quả, thuật toán này tái tạo lại ký tự trên màn hình từ tín hiệu cáp HDMI với độ chính xác hiện tại là khoảng 70%. Con số này đủ để mắt người đọc được những ký tự hiển thị trên màn hình chỉ dựa vào việc đo đạc bức xạ mà cọng cáp phát ra trong quá trình vận hành.
Tuy nhiên, nếu bị tội phạm công nghệ cao sử dụng kỹ thuật này, chúng có thể đặt những thiết bị nhận tín hiệu bên trong một căn phòng hay một tòa nhà, hoặc ở gần đó, dùng ăng ten thu phát sóng radio ‘soi’ mật khẩu, dữ liệu nhạy cảm hay những dòng tin nhắn đã được mã hóa khi những hệ thống máy tính của các doanh nghiệp hoạt động.
Ở thời điểm hiện tại, để thực hiện tấn công mạng thông qua giải pháp dùng AI và máy đọc sóng điện từ, chi phí không hề rẻ.
Có lẽ lý do các nhà nghiên cứu Uruguay phát triển và trình diễn mô hình AI soi trộm được dữ liệu trên màn hình máy tính là để cộng đồng bảo mật toàn cầu chú ý hơn tới những giải pháp can thiệp và tấn công mạng dựa trên những công nghệ tân tiến nhất hiện nay, từ đó tìm ra những cách để giảm thiểu nguy cơ.