Bị hạ viện Mỹ cấm, TikTok phải 'bán mình' nếu muốn hoạt động tại Mỹ?

Ngày 27/12, Ủy ban Hành chính thuộc Hạ viện Mỹ thông báo cấm cài đặt ứng dụng TikTok trên tất cả các thiết bị mà Hạ viện Mỹ quản lý do bị coi là có mức độ rủi ro cao liên quan tới một số vấn đề bảo mật.

Tính đến tuần trước, đã có 19 bang ở Mỹ cấm một phần hoặc hoàn toàn ứng dụng TikTok trên những thiết bị thuộc quyền quản lý của nhà nước gồm Texas, Georgia, Maryland, South Dakota, South Carolina và Nebraska... vì lo ngại dữ liệu người dùng do TikTok thu thập có thể bị lạm dụng.

TikTok bị cấm

Động thái này tương tự một dự luật sắp có hiệu lực của chính phủ Mỹ. Vào giữa tháng 12, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm TikTok trên thiết bị di động dành cho nhân viên liên bang và sẽ có hiệu lực sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật.

Ứng dụng Tiktok cũng bị cấm trên các thiết bị do Lầu Năm Góc quản lý.

Trước đó, các quan chức Nhà Trắng đã nhiều lần cảnh báo mối lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia đối với TikTok. Họ cho rằng, chính phủ Trung Quốc có thể buộc công ty quản lý ứng dụng này chia sẻ dữ liệu mà họ thu thập của hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ. Thậm chí, một số thành viên của Quốc hội Mỹ còn đề xuất việc cấm ứng dụng video ngắn này trên phạm vi toàn quốc, tương tự như Ấn Độ.

Trước những động thái này, TikTok đã đưa ra phản hồi cho rằng "những chính sách được ban hành dựa trên các lập luận vô căn cứ về TikTok” và không giúp ích gì cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Dưới thời chính quyền Tổng thống Donad Trump, ứng dụng TikTok đã bị cảnh báo sẽ bị cấm hoàn toàn trừ khi nó được bán cho một công ty Mỹ do các mối đe dọa tiềm ẩn về bảo mật và quyền riêng tư.

Thứ Tư, 28/12/2022 14:51
31 👨 298
0 Bình luận
Sắp xếp theo