Chúng ta đều biết Android là một nên tảng mở. Ai cũng có thể tải về, sửa đổi theo bất kỳ yếu cầu hay ý thích của họ. Tuy nhiên một điều ít ai biết đó là nếu những nhà sản xuất điện thoại muốn được phép truy cập vào kho ứng dụng Play Store thì họ phải chấp nhận những yêu cầu ràng buộc của Google.
Android mở và miễn phí, nhưng những dịch vụ của Google như Play Store, Gmail, Google Maps, Google Play Services, và những thứ khác đều có bản quyền. Nếu muốn được dùng những phần mềm này, những nhà sản xuất phải tuân theo một hợp đồng gọi là "Mobile Application Distribution Agreement" (MADA)và rõ ràng nó đi kèm với hàng tá các yêu cầu “quái đản” của Google. Tuy nhiên, nhờ Oracle và trận chiến pháp lý kéo dài với Google, MADA đã được xem xét để sửa đổi.
Trang tin Ars Technica vừa tung ra nhiều bằng chứng và hình ảnh về những ràng buộc này. Trong tài liệu bị lộ có đoạn “"Devices may only be distributed if all Google Applications... are pre-installed on the Device." nghĩa là những thiết bị chỉ được bán ra nếu tất cả những dịch vụ của Google đã được cài sẵn bên trong máy. Thật may là Google vẫn chưa đến mức điên cuồng vì ít ra họ chỉ đưa “phần lớn” các dịch vụ vào bản hợp đồng thôi. Những dịch vụ như Google Weather hay Google Finance thì không bắt buộc.
Google Search được tích hợp không hề ngẫu nhiên
Ngoài ra, một chi tiết thú vị cũng được đề cập “theo thoả thuận này thì một lệnh cấm sẽ được đặt ra cho OEM nếu như họ làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sự phân mảnh của Android” và đặc biệt không được phép phân phối hoặc khuyến khích những sản phẩm của hãng thứ ba được xây dựng trên nền tảng của Android. Đó là lý do Amazon đang tìm cách phá thế độc quyền của Google nhưng không hãng nào dám đi theo cài Amazon Appstore lên thiết bị của họ.
Dĩ nhiên việc gì cũng có 2 mặt của nó. Đây có thể là một trò chơi xấu mang tính cạnh tranh không công bằng của Google khi mà họ đang gián tiếp khiến Android “đóng hơn” là những gì họ tuyên bố. Nhưng nhìn lại đây cũng có thể là một nỗ lực của Google nhằm đưa ra một chuẩn thống nhất cho thế giới Android, tránh tình trạng phân mảnh khi mà ai cũng có thể can thiệp và sửa đổi hệ điều hành này.
Một câu cuối mà tôi rất tâm đắc: Google, don’t be evil