Quản Trị Mạng - Việc gỡ bỏ cài đặt các ứng dụng mà bạn không còn dùng đến là một cách tốt nhất giúp lấy lại không gian lưu trữ cho thiết bị của mình. Hành động này không những mang lại hiệu quả tăng thời lượng pin, có thêm không gian trống cho những ứng dụng mới mà còn giúp cho thiết bị của bạn hoạt động nhanh hơn. Nếu bạn đã từng biết cách gỡ bỏ ứng dụng mà không cần Android Market, hẳn bạn sẽ thấy rằng mỗi ứng dụng đều có khả năng chống lại việc bị gỡ bỏ. Vì vậy bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách loại bỏ được một hoặc toàn bộ ứng dụng không cần thiết.
Lưu ý: Quá trình gỡ bỏ các ứng dụng này đòi hỏi quyền truy cập root. Hãy luôn nhớ rằng việc root thiết bị Android có thể gặp rủi ro, vì vậy cần nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành.
Bước 1
Tải về và mở ứng dụng Android Terminal Emulator từ Android Market.
Bước 2
Trở thành người dùng root bằng cách nhập vào “su” (không có dấu nháy kép). Nếu bước này thành công, dấu nhắc trên màn hình sẽ thay đổi từ “$” thành “#”. Nếu không bạn không thể truy cập root và cần khắc phục trước khi di chuyển xuống bước tiếp theo.
Bước 3
Để hoàn tất điều này, nhập vào dòng lệnh sau (không có dấu nháy kép): "mount -o remount,rw -t yaffs2 /dev/block/mtdblk3 /system".
Bước 4
Để nhìn thấy toàn bộ ứng dụng được cài đặt trên điện thoại của mình, bạn chỉ cần nhập: "ls /system/app", một danh sách sẽ xuất hiện. Muốn gỡ bỏ ứng dụng nào chỉ cần nhập lệnh: "rm /system/app/".
Bạn cần chú ý mỗi khi làm việc này. Không gỡ bỏ ứng dụng nào trừ khi bạn biết chắc chắn 100% về nó và thật sự muốn thoát khỏi nó.
Bước 5
Một khi bạn đã gỡ bỏ thành công những ứng dụng không cần thiết, chạy tiếp dòng lệnh sau: "mount -o remount,ro /dev/mtdblock3 /system." Sử dụng nút back để đóng phiên làm việc của terminal.
Với các bước cơ bản trên bạn sẽ gỡ bỏ được những ứng dụng trả phí không cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý rằng một số thiết bị như T-Mobile G2 có một số bảo vệ được bổ sung cho việc lưu trữ, và những ứng dụng này có thể được khôi phục lại khi bạn khởi động lại thiết bị.