Giải mã 6 bí mật của TV HD

HD không có nghĩa là tất cả hình ảnh hiển thị trên TV của bạn phải lúc nào cũng “nét căng và mịn màng”… Chúng ta đang hiểu sai quá nhiều về TV HD.

Có lẽ là một sản phẩm công nghệ còn "lạ" với thị trường tiêu dùng nên việc mọi người có những quan niệm và hiểu sai về TV HD vẫn phổ biến. Cũng không phủ nhận việc người dùng bị nhân viên bán hàng đánh lừa và thuyết phục nên họ mang cả những hiểu biết sai đó vào quá trình mua sắm, sử dụng chiếc TV này.

Dưới đây là 8 quan niệm sai lầm phổ biến nhất xung quanh TV HD

1. HD có nghĩa là chất lượng hình ảnh phải tuyệt

Thuật ngữ HD được viết tắt cho cụm từ "high definition" (độ nét cao) và TV HD cũng có nhiều loại với những chế độ phân giải khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, độ phân giải của màn hình không thể quyết định hoàn toàn chất lượng của hình ảnh mà nó hiển thị.

Điều này bình thường ai cũng biết nhưng không hiểu sao khi đi mua TV HD mọi người lại quên mất. Chất lượng hình ảnh trên mỗi chiếc TV thường phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như kích thước màn hình, phương thức truyền tín hiệu (qua sóng analog, sóng HD, truyền hình cáp, vệ tinh hay thậm chí là Internet). Chất lượng hình ảnh gốc từ nguồn phát cũng là điều rất quan trọng ví dụ như bạn xem bộ phim bằng đĩa DVD (hoặc Blue-ray càng tốt) chắc chắn hình ảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều khi bạn xem từ chương trình phim truyện của nhà đài.

Chưa hết, các dòng TV HD còn có các chuẩn về độ nét khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay vẫn là chuẩn 720p (với mỗi khung hình có độ phân giải 1280 x 720 pixel) và chuẩn 1080i (độ phân giải 1920 x 1080 pixel). Chữ “p” biểu thị cho công nghệ "progressive scan" (quét liên tục) hay có nghĩa là hình ảnh được “vẽ” lên một cách liên tục theo chiều quét của màn hình. Chữ "i" viết tắt cho từ "interlaced" (trộn lẫn), có nghĩa các nửa của toàn bộ hình ảnh được chiếu lên màn hình với tốc độ 60 lần/giây nhưng mắt của chúng ta sẽ tự động gộp chúng lại và “tái sản xuất” thành những hình ảnh với tốc độ 30 khung hình/giây.

Với cùng một độ phân giải, chế độ quét liên tục (p) sẽ cho hình ảnh đẹp hơn chế độ trộn lẫn (i).

Ngày nay, công nghệ phát sóng truyền hình vẫn chỉ dừng lại ở chuẩn 720p và 1080i trong khi một số công nghệ mới như Blu-ray đã có thể phát hình ảnh ở chuẩn 1080p.

Độ nén và băng thông truyền tải hình ảnh cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh điều này lý giải vì sao khi xem bằng đĩa Blu-ray, hình ảnh có vẻ đẹp hơn khi xem bằng truyền hình cáp cho dù chúng có cùng nội dung và độ phân giải.

Khi chọn mua TV HD, hãy nhớ: 1080p là chuẩn cao nhất, 720p và 1080i cũng chỉ tương đương nhau (nhưng giá tiền sẽ không tương đương) và tất cả những chuẩn khác ngoài 3 chuẩn này đều không “xứng đáng”.

2. Bắt buộc phải mua TV chuẩn 1080p

Rõ ràng, đã bỏ tiền ra mua TV HD ai cũng muốn mua chuẩn 1080p nhưng nên lưu ý rằng với độ phân giải này, bạn phải mua những màn hình có kích thước tối thiểu là 32 inch trở lên mới có thể cảm nhận được sự khác biệt.

Tất nhiên là với những dòng TV 1080p, giá bán sẽ đắt hơn nhưng theo các chuyên gia, nếu sự chênh lệch mức giá giữa 1080p và các chuẩn khác là khoảng 100 USD (khoảng 2 triệu VND) thì bạn nên cố gắng mua TV 1080p.

Lại phải nhắc lại một lần nữa rằng chỉ những màn hình lớn trên 32 inch mới tạo ra sự khác biệt giữa 720p và 1080p và nếu bạn chỉ xem TV thông thường thì 720p là vừa đủ.

Nếu nhà bạn đã có đầu đĩa Blu-ray hay các đầu phát HD, hãy mua TV 1080p nhưng nếu túi tiền không cho phép, bạn cũng sẽ cảm thấy chiếc TV 720p không phải là sự lựa chọn tồi.

3. Đã mua TV HD, mọi thứ bạn xem cũng sẽ là HD

Nhiều người thắc mắc: “Tại sao khi xem đĩa DVD trên chiếc TV HD mà tôi mới mua, hình ảnh thậm chí còn xấu hơn trước, thua xa so với khi xem trên chiếc TV CRT cổ lỗ?”.

Một phần của câu trả lời đã có ở phần 1. Thêm vào đó, một số công nghệ cũ chỉ tương thích tốt với các chuẩn hiển thị cũ mà DVD là một ví dụ. Công nghệ ghi đĩa DVD tương thích tốt với các chuẩn thu phát analog do sự hạn chế về công nghệ quay phim, ghi hình… Khi phát đĩa VD trên màn hình HD, một số sự thiếu sót về công nghệ bộc lộ rõ hơn và dẫn đến hậu quả là hình ảnh cũng xấu hơn trước.

Nếu bạn đang là thuê bao truyền hình vệ tinh hay cáp, có thể bạn cần yêu cầu nhà đài kích hoạt (cung cấp bộ giải mã) các kênh phát theo chuẩn HD mới có thể đạt được chất lượng hình ảnh đẹp như mong đợi.

Với một số thiết bị phát, bạn cần tùy chỉnh lại chế độ. Dưới đây là hướng dẫn thiết lập cho một số thiêt bị.

Trên Xbox 360, trước tiên bạn cần phải có dây cáp nối cho phép truyền tải tín hiệu HD và cắm đúng chân HD. Truy cập vào menu System Settings >> Console Settings>> Display và chọn HDTV Settings. Cuối cùng là chựa chọn độ phân giải phù hợp với chiếc TV của bạn.

Trên đầu máy PlayStation 3, chọn Settings >> Display Settings >> Video Output Settings. Chọn loại cáp nối tới TV và chọn độ phân giải mà TV của bạn có thể hiển thị được.


Hãy chọn mua TV HD có tần số làm tươi từ 120 Hz trở lên.

4. Các công cụ bảo vệ bản quyền có thể chặn việc hiển thị HD trên TV của bạn

Để ngăn chặn việc sao chép các nội dung có bản quyền, nhà sản xuất có thể áp dụng các công cụ bảo vệ bản quyền (DRM) trên một số nguồn phát và nếu bạn sử dụng không đúng thiết bị, đúng khu vực lãnh thổ được cho phép… hình ảnh hiển thị chỉ có chất lượng thấp.

DRM rất phổ biến với các đĩa Blu-ray, DVD hay bản tải về kỹ thuật số…

5. Cáp nối phải là loại “có thương hiệu

Thương hiệu không hề ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh như nhiều người lầm tưởng mà thay vào đó là chủng loại cáp, độ dài và tiêu chuẩn mới là những yếu tố quyết định. Trước tiên, hãy đảm bảo là bạn có dây cáp nối hỗ trợ các chuẩn tín hiệu kỹ thuật số (HDMI hay DVI), những loại dây cáp này còn có khả năng truyền tải tín hiệu chuẩn 1080p.

Tiếp theo, hãy cố gắng thu ngắn độ dài của cáp nối vì càng dài, chúng sẽ chỉ càng dễ bị can nhiễu và thất thoát tín hiệu. Đặc biệt tránh việc rải cáp suốt chiều dài căn phòng.

Các loại cáp tín hiệu có lõi to cũng giúp cải thiện chất lượng hình ảnh và đặc biệt là có chất lượng âm thanh cao hơn hẳn.

Sau khi đã thỏa mãn những yếu tố này bạn mới cần phải xem xét đến thương hiệu của loại dây cáp đó.

6. TV có tần số làm tươi (refresh rate) cao hơn có chất lượng hình ảnh tốt hơn

Từ vài năm trước, các nhà sản xuất TV đã đưa ra thị trường những mẫu sản phẩm có tần số làm tươi khá cao (từ 120 Hz đến 240 Hz) với mục đích tạo chuyển động mượt mà hơn cho hình ảnh.

Các thí nghiệm cũng xác nhận điều này tuy nhiên điều đó không có nghĩa những chiếc TV đời cũ có tần số 60 Hz chỉ hiển thị hình ảnh theo kiểu “giật cục”. Thực tế là sự mượt mà của chuyển động hình ảnh phụ thuộc vào tần số làm tươi của panel màn hình và thuật toán của phần mềm bên trong máy.

Trong khi thế hệ TV 3D đang manh nha chiếm lĩnh thị trường, tần số làm tươi càng đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng hình ảnh. Và để chiếc TV của bạn không bị lạc hậu về công nghệ một cách nhanh chóng, hãy chọn mua những sản phẩm có tần số làm tươi từ 120 Hz trở lên.

Thứ Ba, 09/03/2010 09:22
31 👨 727
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp