Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thiếu hụt nguồn cung trong thị trường card đồ họa nhiều tháng qua bắt nguồn từ sự bùng nổ trong hoạt động khai thác tiền điện tử, hay nói nôm na là “đào coin”. Điều này khiến giá GPU tăng cao và cộng đồng game thủ khó có thể tiếp cận với nguồn card chơi game mới, chất lượng.
Trong thế giới thợ đào Crypto, Ethereum đang là đồng tiền giá trị nhất, chiếm tỉ trọng lớn trong các dàn đào, và được sử dụng làm thước đo hiệu suất khai thác của bất cứ mẫu GPU nào. Tuy nhiên. Trên thực tế, Ethereum đã lên kế hoạch cập nhật Proof of Stake từ khá lâu rồi. Tuy nhiên không rõ lý do tại sao “quả bom” hẹn giờ này vẫn chưa phát nổ từ năm này qua năm khác.
Hiểu theo cách đơn giản, sau Proof of Stake, độ khó trong khai thác sẽ tăng lên đáng kể. Đây là nguyên nhân chính khiến việc việc khai thác tiền ảo khó có thể sinh lời tốt như trước, dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ trong hành vi và xu hướng chung của giới thợ đào. Đặc biệt, điều này cũng sẽ tạo ra ảnh hưởng mang tính căn bản đối với giá bán GPU nói chung.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu giá bán GPU sẽ trở lại ổn định sau khi đồng Ethereum cập nhật Proof of Stake? Theo đánh giá của các chuyên gia trong một bài đăng trên blog gần đây của nền tảng Ethereum, có vẻ như ETH cuối cùng đã sẵn sàng chuyển sang phiên bản 2.0. Điều này khiến nhiều người, trong đó đa phần là các game thủ, bày tỏ hy vọng về việc giá bán VGA sẽ sớm trở lại như trước đây. Câu trả lời là có thể có, hoặc cũng có thể không, nhưng giới chuyên gia dường như đang nghiêng nhiều hơn về kịch bản đầu tiên.
Khi ETH chuyển từ proof of work (PoW) sang proof of stake (PoS), việc khai thác bằng GPU sẽ nhanh chóng trở nên kèm khả thi. Tại thời điểm đó, các xưởng khai thác tiền điện tử trên toàn thế giới sẽ có hai lựa chọn. Nếu muốn tiếp tục “gắn bó” với Ethereum, họ có thể sẽ phải thanh lý toàn bộ GPU hiện có của mình và chuyển tất cả tiền sang các nút ETH 2.0 (được gọi là đặt cược và đây là cách để có thể kiếm thêm ETH sau khi hợp nhất).
Hiện tại, phần còn lại của các chain như vậy không mang lại lợi nhuận và tỷ lệ băm cũng khá thấp. Không rõ liệu sau khi hợp nhất, bất kỳ chain nào trong số này có thể đồng hóa dòng băm bổ sung khổng lồ (và duy trì lợi nhuận/chi phí). Có thể là khi thị trường chuyển sang khai thác các đồng tiền khác, tổng hashrate sẽ tăng lên, độ khó sẽ tăng theo cấp số nhân nhưng giá sẽ giữ nguyên - làm giảm lợi nhuận hơn nữa. Trong trường hợp như vậy, các thợ đào sẽ cố gắng tìm kiếm trong khoảng 10-20% lợi nhuận ETH.
Điều này sẽ gây ra một làn sóng bán tháo các GPU cũ trên thị trường, gây ra sự sụp đổ về giá (và cũng có thể chấm dứt tình trạng suy thoái nguồn cung chất bán dẫn do nhu cầu trên thị trường GPU sẽ sớm trở lại ổn định trong một hoặc hai năm).
Nhưng mọi chuyện có thể không diễn ra suôn sẻ như vậy. Tiền điện tử là một thị trường không thể đoán trước. Không loại trừ khả năng khi độ khó của những đồng tiền này tăng lên (khi giới thợ đào chuyển sang các loại tiền thay thế như RVN), mức giá cũng tăng tương ứng. Bạn có thể thấy lợi nhuận hiện tại của các Altcoin này trong bảng liệt kê bên dưới, và nếu chúng có thể duy trì thậm chí 60% lợi nhuận này sau khi hợp nhất, đó sẽ vẫn là một kênh đầu tư hợp lý.
Chẳng hạn, nếu các thợ đào có thể giữ lại gần 60-70% lợi nhuận của Ethereum sau hợp nhất, rất khó có khả năng họ quyết định thanh lý dàn trâu của mình vì hầu hết đều đang hoạt động với tỷ suất lợi nhuận rất dễ chịu kể từ đợt bùng nổ giá ETH gần đây vào năm 2021. Nếu kịch bản này xảy ra thì hoạt động khai thác GPU tiền điện tử sẽ “vẫn ở đây và sẽ không đi đâu cả”.
Các game thủ hiện đang “ngấu nghiến” bất kỳ mẫu GPU hiệu năng cao nào mà họ có thể tìm thấy để nâng cấp hệ thống của mình, nhưng rõ ràng cơ hội không dành cho tất cả. Tóm lại, tình trạng thiếu hụt nguồn cung GPU sẽ vẫn còn tiếp diễn trong thời gian nhiều tháng tới. Tuy nhiên, mọi chuyện nhiều khả năng sẽ có chuyển biến theo chiều hướng tích cho cộng đồng game thủ khi ETH 2.0 ra mắt. Hãy cùng chờ xem!