Facebook xây dựng trung tâm dữ liệu riêng

Công ty Facebook đã thuê một cụm máy chủ lớn ở Virginia để mô phỏng trên đó trung tâm dữ liệu mới của mình được xây dựng ở Oregon.

Công ty Facebook đã xây dựng trung tâm dữ liệu đầu tiên của mình tại thành phố Prijnvill (tiểu bang Oregon, Mỹ). Ngoài thiết kế trung tâm dữ liệu và tổ chức quản lý nó sau đó, các chuyên gia của Công ty còn phải giải quyết các vấn đề đặc thù liên quan đến việc chuyển sang hạ tầng của riêng.

Facebook đã cho biết công cuộc thử nghiệm toàn bộ hạ tầng phần mềm của Công ty với chất tải đầy đủ diễn ra thế nào. Để làm điều đó, tại Virginia, một khu vực của Mỹ nằm phía đối diện so với Oregon, Facebook đã thuê một cụm khổng lồ các máy chủ đang vận hành.

Facebook xây dựng trung tâm dữ liệu
Để thử nghiệm hạ tầng phần mềm của Công ty dưới chất tải đầy đủ, Facebook đã thuê cụm máy chủ khổng lồ.

Dự án đánh dấu một thay đổi chiến thuật đối với Facebook. Trước đó, Công ty chỉ dựa trên 2 trung tâm dữ liệu thuê tại Bắc California và Virginia. Trung tâm dữ liệu ở Prijnvill trở thành trung tâm dữ liệu đầu tiên được thiết kế và xây dựng từ đầu chuyên dùng cho Facebook.

Yếu tố Facebook đã có thể cho phép mình xây dựng riêng cho mình trung tâm dữ liệu chứng tỏ một điều tốt đẹp là Facebook đã trở thành một công ty lớn. Nó cũng chứng tỏ nhu cầu đảm bảo mạng không bị "đứng" trong công việc nơi các mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng. Ví dụ, công ty Twitter cũng đang chuyển sang trung tâm dữ liệu của riêng do nhu cầu kiểm soát chặt chẽ toàn bộ cơ sở hạ tầng của họ.

Các chuyên gia của Facebook còn chưa thử nghiệm dịch vụ thông báo về tin mới, công cụ tìm kiếm và mạng lưới banner bên ngoài hạ tầng cũ bao gồm 2 trung tâm dữ liệu. Theo khẳng định của đại diện Công ty Sanjeev Kumar, cần phải lưu ý để sự sắp xếp chương trình của Facebook có thể vận hành hoàn hảo và phát triển trong các điều kiện mới mà không làm gián đoạn hoạt động hàng ngày của người dùng mạng xã hội.

"Chúng tôi đã quyết định mô hình hóa trung tâm dữ liệu thứ ba trước khi các máy chủ mới ở Prijnvill được đưa vào khai thác. Chúng tôi gọi dự án thử nghiệm là Triforce", Kumar kể.

Facebook thuê cụm máy chủ ở Virginia và cấu hình nó làm "vùng thứ ba" của mình. Các chuyên gia của Công ty đã phát triển một gói phần mềm với tên gọi là Kobold mà theo lời Kumar sẽ cho phép nhanh chóng tạo dựng và triển khai các cụm máy, tiến hành thử nghiệm với tải và thử nghiệm công suất không ảnh hưởng tới lưu đồ người dùng và kiểm soát của kiểm soát viên ở từng giai đoạn.

Nhờ có Kobold, các chuyên gia của Công ty đã có thể chất tải các mẫu phần mềm cần thiết trên hàng chục nghìn máy chủ và đưa chúng vào khai thác sớm hơn thời hạn một tháng.

"Đã có gần 2 tháng trước khi tiến hành lưu đồ công việc của Facebook thông qua trung tâm dữ liệu mới - Kumar nói - Thường thì lưu đồ làm việc trong các công ty được thiết lập thủ công từ rất nhiều người dùng và quá trình này phải mất vài tuần. Chúng tôi bây giờ chỉ cần 1 người thực hiện các bước cần thiết trong vòng 10 phút".

Kumar không nói Facebook có kế hoạch đề xuất Kobold thành sản phẩm thương mại cho các công ty khác hay không.

Vì từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet có nhu cầu trưng bằng chứng về ảnh hưởng của các trung tâm dữ liệu lên môi trường chung quanh, Facebook vào giai đoạn cuối đã trở nên cởi mở hơn trong việc thông tin về các đặc điểm vận hành của các trung tâm dữ liệu của mình. Ví dụ, hồi tháng 4/2011, Công ty đã chia sẽ các bí mật đảm bảo hiệu suất tiêu thụ năng lượng của hạ tầng CNTT của mình.

Thứ Năm, 19/05/2011 11:31
31 👨 132
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp