Với nỗ lực ngăn chặn và phát hiện những đoạn video giả mạo được làm từ công nghệ deepfake, Facebook đang triển khai cuộc thi Deepfake Detection Challenge (DFDC), với nội dung phát triển công nghệ phát hiện những video deepfake. Người tham gia sẽ được đánh giá qua bảng xếp hạng để xem công nghệ phát hiện nào có hiệu quả cao nhất.
Cuộc thi có sự hỗ trợ lớn từ Microsoft và Partnership on AI, các trường đại học danh tiếng như Cornell Tech, MIT, Oxford, UC Berkeley, Đại học Albany-SUNY, Đại học Maryland… Các chuyên gia sẽ cung cấp tới những ai tham gia cuộc thi bộ dữ liệu nghiên cứu các gương mặt và video từ những diễn viên được thuê đóng, được công bộ vào tháng 12 tại Hội nghị về Hệ thống xử lý thông tin thần kinh (NIPS) diễn ra ở Vancouver, Canada. Giám đốc công nghệ của Facebook, ông Mike Schroepfer khẳng định bộ dữ liệu này sẽ không chứa dữ liệu của bất kỳ người dùng Facebook nào.
Cũng theo ông Mike Schroepfer, Facebook hy vọng với sự trợ giúp của những công nghệ phát hiện trong cuộc thi này mà mọi người đều có thể nhận biết được những đoạn video đã qua chỉnh sửa bằng AI gây hiểu nhầm cho người xem.
Cuộc thi được triển khai vào năm 2020 với tổng giá trị giải thưởng lên tới 10 triệu USD. Từng nhóm tham gia sẽ trải qua bài đánh giá với những bộ thử nghiệm từ các đối tác sáng lập của Facebook, từ đó chấm điểm hiệu quả cho mỗi mô hình dự thi. Việc Facebook triển khai cuộc thi này cho thấy vấn đề cấp bách của việc tìm kiếm giải pháp công nghệ phát hiện các đoạn video giả mạo khi chúng càng ngày càng tinh vi hơn, khó kiểm soát hơn trong thời gian tới.
- Chuyên gia McAfee giải thích về việc deepfake và AI đang khoan thủng bức tường an ninh mạng như thế nào
- David Beckham trong video này có thể nói 9 thứ tiếng nhưng điều đó lại khiến người xem hoảng sợ
- Trí tuệ nhân tạo giờ đây cũng có thể lập trình
- Dùng deepfake để sửa CGI bộ phim Vua sư tử mới, thanh niên thu về kết quả mĩ mãn