Giá trị thực sự của Bitcoin là bao nhiêu? Tôi không thể nói cho bạn biết nhưng tôi có thể nói điều này cũng quan trọng không kém: Chẳng ai biết cả.
Không một ai có thể cho bạn biết giá của Bitcoin sẽ là bao nhiêu vào ngày mai, trong 1 tháng hay 10 năm nữa. Những nhà phát triển đang “đạo diễn” sự bùng nổ của tiền ảo, những quảng cáo nói rằng bạn sẽ kiếm được hàng triệu đô nhờ tiền ảo hay cả Satoshi Nakamoto, (nhóm) người tạo ra Bitcoin mà danh tính vẫn còn nằm trong vùng bí ẩn, đều không ai biết.
Xem thêm: Hướng dẫn đào Bitcoin cho người mới bắt đầu
Giá trị thực sự của Bitcoin đã trở thành đề tài tranh luận sau khi giá của nó tăng vọt trong năm ngoái, bất chấp những vấn đề như việc chia tách thành 2 hệ thống riêng biệt hay việc Trung Quốc cấm giao dịch tiền ảo.
Điều này đã dấy lên quan ngại về tương lai của Bitcoin và đặt ra câu hỏi, liệu Bitcoin thực sự có giá trị gì không?
Bitcoin không tuân theo quy luật phân loại nào. Nó không phải vàng, chẳng phải tiền tệ và cũng không thực sự là cổ phiếu. Nhưng nó lại có chức năng như tất cả những loại trên. Nó không bị gói gọn vào lý thuyết kinh tế nào và nếu cố gắng định nghĩa khắt khe theo thuật ngữ kinh tế thì bạn sẽ thất bại.
Ví dụ như có lý thuyết cho rằng tiền cũng là một khoản nợ, đưa ra vào năm 1914 bởi nhà kinh tế học Alfred Mitchell-Innes. Theo đó, giao dịch tiền tệ là việc trao đổi hàng hóa bán chịu. Khi ngân hàng tạo tiền, nó cũng tạo một khoản nợ.
Nếu nhìn Bitcoin theo hướng đó, bạn sẽ thấy rằng nó vô giá trị vì nó chỉ tạo ra từ không khí. Không có cái gì bảo chứng cho nó, bitcoin mới tạo không phải nợ và theo lý thuyết này, chẳng có con nợ nào bảo chứng nó. Tiền tệ không có giá trị.
Bitcoin là… Chẳng ai biết nó thực sự là gì?
Dù định nghĩa theo tiền tệ thất bại, ta có thể cho rằng định nghĩa Bitcoin nằm ngoài các lý thuyết liên quan tới việc tạo tiền. Nó là một hệ thống thanh toán, phần nào giống PayPal. PayPal là một công ty tỉ đô. Công nghệ blockchain đứng sau nó có thể dùng cho nhiều mục đích, ví dụ như hàng trăm công ty dùng Ethereum. Hàng triệu người dùng biến nó thành một mạng xã hội, vốn vô giá trị nếu chỉ có 2 người dùng.
Một bài viết mới đây trên Wall Street Journal mô tả rất hay thế này. Giá trị của Bitcoin “có lẽ là không” vì nó đáng ra được dùng như tiền tệ nhưng người ta lại dùng nó như vàng (giữ thay vì dùng) nên nó chẳng bao giờ như tiền tệ được.
Vàng từng là món đồ giá trị và là chủ đề nóng
Ngay cả khi điều đó là đúng, ai nói rằng đó là giá trị sử dụng duy nhất của Bitcoin? Người tạo ra nó Nakamoto gọi nó là “tiền điện tử” nhưng không có luật nào nói rằng Bitcoin phải là thế này hay thế kia. Hệ thống phi tập trung luôn thay đổi và nó có thể trở thành thứ gì đó hoàn toàn khác.
Bài báo lại đổi giọng điệu nói rằng có thể xem Bitcoin như tiền tệ toàn cầu, tiền tệ cho tội phạm hay lưu trữ giá trị tương đương vàng. Dựa vào cách bạn nhìn nhận, nó có thể có giá trị 0, $600 hay $61.000.
Bất kì ai cố xác định giá trị Bitcoin đều gặp vấn đề này. Công ty chứng khoán là sự so sánh khá đơn giản. Công ty có doanh thu, lợi nhuận. Bạn có thể tính khoản lợi nhuận trên tiền đầu tư và biết đã kiếm được bao nhiêu.
Ngay cả vàng, món hàng mà giá trị của nó là chủ đề nóng trong nhiều thập kỉ, cũng có một số đặc điểm giúp bạn tính toán giá trị. Nó được dùng cho ngành công nghiệp và làm trang sức. Nó cũng có nguồn cung có hạn và rất khó chế tạo thêm.
Với Bitcoin, bạn có rất ít phương pháp. Nguồn cung giới hạn chỉ có 21 triệu bitcoin, nhưng bạn có thể nói rằng lạm phát xảy ra qua các tiền ảo thay thế khác như Bitcoin Cash chẳng hạn. Bạn có thể nhìn vào việc sử dụng Bitcoin của người dùng và doanh nghiệp - có lẽ là nền tảng cơ bản để xác định giá trị Bitcoin - nhưng những con số như “số giao dịch mỗi ngày” khó mà chuyển sang đô-la được.
Xem thêm: Bạn có tò mò bên trong nhà máy đào Bitcoin Iceland rộng lớn trông như thế nào?
Bạn có thể nói rằng Bitcoin chỉ có lợi cho tội phạm khi nhìn vào kích thước của thị trường chợ đen. Nhưng Bitcoin cũng không hoàn toàn nặc danh, tội phạm thích những đồng tiền như Monero hay Zcash hơn.
Và dù có chia tách nó, bạn sẽ luôn gặp vấn đề khi xác định giá trị Bitcoin vì một hệ thống có thể lớn hoặc nhỏ hơn giá trị của từng đồng tiền.
Bạn còn có thể dùng các biện pháp kỹ thuật, xem bảng điều khiển trên các sàn giao dịch, các chỉ số như MACD hay Bollinger Band, cố giải mã các thông điệp truyền tải qua những bảng biểu. Nhiều nhà phân tích đã làm vậy nhưng dù họ nói gì, các phân tích kỹ thuật cũng không bao giờ dự đoán được các sự kiện thực như việc Trung Quốc cấm giao dịch Bitcoin.
Về dài bạn, có thể bạn sẽ tìm ra nhiều dự đoán khác nhau từ các nhà phân tích, chuyên gia, từ 0 tới $100.000 hoặc hơn. Nhưng đào sâu hơn, bạn sẽ thấy không ai có được bản theo dõi hoàn hảo của Bitcoin.
Bao giờ thì Bitcoin ngừng phát triển?
Những ai nói rằng Bitcoin sẽ tiếp tục phát triển cho tới lúc này họ vẫn nói đúng. Ngay cả sau khi giảm giá, Bitcoin vẫn có giá trị lớn hơn gần 400% so với đầu năm. Nhiều người cho rằng sẽ có bong bóng xảy ra, nhưng khi nào thì bong bóng vỡ?
Bitcoin không thực sự là tiền tệ
Chris Beauchamp, nhà phân tích thị trường tại IG cho rằng nó không liên quan tới mức giá hiện tại. “Bitcoin có thể là bong bóng nhưng nó cũng không ngăn giá tăng lên. Thay vào đó, chúng ta cần thấy 1 đối thủ mới hoặc các tiền ảo đang nắm quyền sẽ “vỡ tan ảo tưởng”".
Hiện tại, giá trị của Bitcoin nằm ở tiềm năng của nó. Nó có khả năng thay thế tiền mà một quốc gia, hay nếu bạn lạc quan, cả thế giới đang dùng. Nó có thể ảnh hưởng tới ngành ngân hàng. Nó có thể trở thành vật lưu trữ tương tự vàng, dễ có và dễ giao dịch hơn vàng. Đây là những cơ hội tỉ tỉ đô và đó là lý do vì sao $4.000 cho 1 Bitcoin vẫn còn là rẻ. Một lúc nào đó trong tương lai, một trong những điều trên, hoặc một điều hoàn toàn mới khác, trở thành điểm chết người của Bitcoin. Nếu không, một thứ gì hay ho hơn xuất hiện và Bitcoin sẽ bị quên lãng.
Khả năng có rất nhiều và khi chúng ta còn chưa chắc chắn rằng chúng đều sai thì Bitcoin vẫn còn có giá trị gì đó. Nhưng dù sao thì, đừng tin khi ai đó cố nói cho bạn một con số chính xác về giá trị của Bitcoin.