Theo thống kê của Sở Bưu chính - Viễn thông (BT-VT) và Hội Tin học (HCA), TP. HCM hiện có khoảng 4.200 doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt động trong lĩnh vực CNTT trong đó có khoảng trên 400 DN thực sự "sống được" nhờ phần mềm. Trao đổi vấn đề này, ông Hoàng Lê Minh, phó Giám đốc Sở BC-VT TP. HCM cho biết:
Năm 2005 là năm khá thành công của TP.HCM trong lĩnh vực ứng dụng CNTT. Theo kế hoạch, tổng kinh phí đầu tư năm 2005 là 77,78 tỉ đồng cho 151 dự án, hạng mục CNTT thuộc 24/24 quận huyện và 30 đơn vị sở, ngành. Tỷ lệ sử dụng công nghệ, giao dịch điện tử, ứng dụng phần mềm trong kinh doanh, quản lý trong các cơ quan, doanh nghiệp đạt trên 50%. Mặc dù chỉ tiêu kế hoạch vốn được ban hành từ cuối tháng 6/2005 nhưng tính đến thời điểm cuối tháng 12/2005 đã có 13 dự án và 24 hạng mục CNTT với tổng kinh phí phê duyệt, thẩm tra dự toán là 29,8 tỉ đồng.
ông Hoàng Lê Minh - PGĐ sở BCVT |
Trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông, thành phố cũng đạt được những kết quả khả quan. Tổng số máy điện thoại ước đạt trên 3,7 triệu máy (trong đó có 1,2 triệu máy cố định và 215 triệu di động), tăng 23,3% so với năm 2004. Mật độ đạt 46 máy/100 dân. Hiện nay thành phố có hơn 2.000 đại lý Intemet công cộng (tăng 50% so với năm 2004) và hơn 70 nghìn thuê bao băng thông rộng ADSL. Số thuê bao dial-up quy đổi đạt gần 700 nghìn thuê bao. Doanh thu từ bưu chính, viễn thông, lntemet ước đạt trên 6 nghìn tỉ đống, tăng 10% so với năm 2004.
Còn lĩnh vực công nghiệp CNTT?
Công nghiệp CNTT gồm ba lĩnh vực nhỏ là: Công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm và dịch vụ, công nghiệp nội dung. Công nghiệp nội dung là một khái niệm mới, chỉ những công việc như thiết kế, vận hành Webside, số hóa các dữ liệu thông tin, bản đồ số hóa...
Hiện tại thành phố có trên 4 nghìn DN đăng ký hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Tính đến tháng 12/2005, thành phố có 812 DN trong nước và 26 DN có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động mới trong ngành CNTT với tổng vốn đăng ký khoảng 3,38 nghìn tỉ đồng (tăng 2,73 lần so với năm 2004). Theo số liệu ước tính của Vụ CN CNTT - Bộ BC-VT, doanh số từ hoạt động CNTT của cả nước năm 2005 đạt khoảng 2,2 tỉ đồng.
TP.HCM chiếm khoảng 35-40% doanh số cả nước (ước tính đạt từ 750-800 triệu USD), trong đó doanh số của công nghiệp phần cứng ước đạt 480 triệu USD, phần mềm ước đạt khoảng 85-90 triệu USD. Theo số liệu khảo sát của HCA, thành phố hiện có khoảng 8.000-10.000 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. Cứ đà tăng trưởng này, khoảng 3 năm nữa, công nghiệp phẫn mềm sẽ có doanh số gấp 3 - 4 lần doanh số của ngành nông nghiệp. Dự kiến đến cuối năm 2010, doanh số của công nghiệp Phần mềm TP. HCM sẽ đạt 400 - 450 triệu USD.
Các DN phần mềm hiện đang gặp khó khăn gì, thưa ông?
Là người trực tiếp làm CNTT và làm công tác quản lý, tôi cho rằng DN CNTT nói chung và DN sản xuất phần mềm nói riêng đang gặp rào cản lớn nhất là công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ trong công nghệ CNTT và công nghệ phần mềm là những yếu tố: đào tạo nhân lực (trình độ, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực) hạ tầng cơ sở vật chất, viễn thông (số lượng máy tính, tỷ lệ dân số hiểu biết và ứng dụng CNTT trong đời sống) và quan trọng nhất là vốn đầu tư.
TP.HCM và Sở BC-VT sẽ có biện Pháp gì hỗ trợ, giúp đỡ DN đạt mục tiêu 400 - 500 triệu USD vào cuối nạm 2010?
Sở BC-VT đã lên kế hoạch và từng bước thực hiện đề án "Hỗ trợ phát triển DN phần mềm TP.HCM giai đoạn 2006-2010" do HCA soạn thảo. Theo đó đến năm 2010, quy mô DN hoạt động trong lĩnh vực phần mềm sẽ lớn hơn, sẽ có 1 DN có trên 1.000 lập trình viên, 5 DN có trên 500 lập trận viên. Sở BC-VT sẽ phối hợp vớiSở Khoa học- Đầu tư hướng dẫn đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư cho các DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT; có kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các Hội nghề nghiệp (Hội Tin học, Hội Điện tử - CNTT, Hội Vô tuyến điện tử, tạo điều kiện tối đa cho DN hoạt động. Sở sẽ tiến hành xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh và tìm kiếm thị trường cho các DN. ( Xin cảm ơn ông!)