Cuộc chiến giữa Android với các hệ điều hành di động khác trên thế giới đang nóng lên từng ngày. Hiện thiết bị cài đặt Android đang bán chạy hơn hầu hết các sản phẩm sử dụng hệ điều hành khác. Chính vì vậy, các đại gia di động đang tấn công các nhà sản xuất điện thoại Android bằng các cuộc chiến bản quyền.
Trong diễn biến mới nhất, hôm qua (11/7), Apple đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban thương mại quốc tế (ITC), chống lại HTC, một trong những nhà sản xuất điện thoại di động Android lớn nhất trên thị trường, vì đã vi phạm bản quyền khi liệt kê một loạt danh mục các phần mềm và thiết bị điện tử vi phạm. Nhưng số liệu cụ thể vẫn chưa được tiết lộ.
ITC là cơ quan độc lập của liên bang có nhiệm vụ đánh giá khiến nại chống các hoạt động thương mại không lành mạnh vi phạm bản quyền, thương hiệu và bằng sáng chế. Họ có quyền ra lệnh cho các nhân viên hải quan Mỹ không cho hàng hóa được nhập vào quốc gia này. Nếu Apple chiến thắng trong vụ kiện này, hãng sẽ có thể ngăn chặn điện thoại HTC bán ra trên thị trường Mỹ.
Trước đó, hôm 8/7, Apple cũng đã đệ đơn kiện HTC lên ITC nhưng chưa đưa ra bình luận gì. Nhưng Grace Lei, tư vấn luật của HTC đã phủ nhận bất cứ việc làm sai trái nào khi cho rằng: “HTC thất vọng vì Apple đã sử dụng tòa án để làm vũ khí cạnh tranh hơn là trên thị trường thực tế”.
Cuộc chiến di động đang leo thang
Trong năm nay, cuộc chiến bản quyền giữa các hãng sản xuất điện thoại di động tăng lên từng ngày. Trước đó, Apple cũng đã kiện Samsung và Motorola. Nhưng hồi cuối tháng 6, Apple đã sửa đơn khiếu nại và chỉ chống lại Samsung. Apple cho rằng, nhà sản xuất thiết bị di động Hàn Quốc này đang sử dụng quá nhiều ý tưởng của Apple trên sản phẩm của họ.
Hồi tháng 4, Apple đã thẳng thừng cáo buộc Samsung ăn cắp ý tưởng của máy tính bản iPad và iPhone. Apple đã khởi kiện Samsung ra tòa án Bắc Califonia với cáo buộc Samsung vi phạm các bằng sáng chế và thương hiệu của hãng trên các dòng sản phẩm Galaxy, gồm smartphone Galaxy S và máy tính bảng Galaxy Tab. Các sản phẩm này đều là thiết bị Android.
Theo Michael Gartenberg, chuyên gia phân tích của hãng nghiên cứu Gartner, trong thị trường hiện nay, không đủ để tạo ra một chiếc điện thoại tuyệt vời. Bạn cần có các bằng sáng chế để xây dựng một chiếc điện thoại. Quy trình cấp bằng sáng chế trở nên rất quan trọng trong vấn đề thủ tục. Một trong những sự trớ trêu ở đây là toàn bộ Android miễn phí và người dùng không phải trả tiền cho Google để sử dụng chúng. Do đó, cuộc chiến bản quyền sẽ gây ra nhiều tranh cãi khi các nhà sản xuất “bới bèo tìm bọ” để cố gắng hạ bệ đối thủ.
Hồi tháng 3, nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới - Nokia đã cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế bổ sung của Nokia trên hầu hết tất cả điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng và máy tính. Việc kiện tụng của Nokia chỉ xảy ra khi thi thấy iPhone của Apple ngạo nghễ lấn át và tiếp tục giành thị phần.
Nokia cũng đã đệ đơn kiện lên ITC và kết quả là trong tháng 6, Apple đã ký thỏa thuận sử dụng bằng sáng chế của Nokia nhưng số tiền không được tiết lộ. Cuộc chiến bản quyền của hai công ty được coi là tạm chấm dứt.
Tuy nhiên, cả Apple, EMC, Ericsson, Microsoft, Sony và RIM đều có chung một kẻ thủ. Đó chính là Google. Dù Google trả 900 triệu USD cho danh mục đầu tư bằng sáng chế của Nortel Networks, một tập đoàn gồm các nhà sản xuất điện thoại di động nắm giữ hơn 6000 bằng sáng chế và ứng dụng không đây, 4G, mạng dữ liệu, quang, thoại, Internet, nhà cung cấp dịch vụ và chất bán dẫn trị giá 4,5 tỷ USD.
Nhưng những thiết bị sử dụng Android đang tăng lên chóng mặt, 500.000 thiết bị được kích hoạt mỗi ngày. Con số này đang là mối đe dọa lớn cho các tên tuổi như Apple, Microsoft và cả RIM. Vì vậy, việc ngăn chặn các hãng sản xuất khác sử dụng Android sẽ có lợi cho việc kinh doanh của họ.
Chẳng hạn như, Microsoft cũng đã "làm tiền" trên mỗi điện thoại Android bán ra khi chúng đạt được thỏa thuận này với HTC và tiếp tục kiện Samsung, nhằm kiếm thêm 15USD trên mỗi sản phẩm Android của Samsung bán ra thị trường.