Chỉ số SpO2 trên smartwatch có chính xác không? So sánh SpO2 trên smartwatch và máy đo SpO2

Với sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, giường bệnh, thiết bị cung cấp oxy và các vật tư y tế quan trọng khác đang ngày càng khan hiếm. Theo đó, nhiều nước buộc thay đổi phương thức cách ly, trong đó nhiều F0, F1 không biểu hiện triệu chứng sẽ cách ly tại nhà.

Trong hoàn cảnh này, có một công cụ quan trọng hàng đầu là máy đo nồng độ oxy trong máu. Cùng với đó, một tính năng mới của đồng hồ thông minh cũng trở nên phổ biến - cảm biến SpO2 để theo dõi nồng độ oxy trong máu của bạn.

So sánh SpO2 trên smartwatch và máy đo SpO2.

Cách đo SpO2 ở smartwatch

Chỉ số SpO2 trên smartwatch và thiết bị thể dục đều thể hiện qua hai đèn LED - màu đỏ tiêu chuẩn và màu hồng (tia hồng ngoại). Sự thay đổi của sóng ánh sẽ cho biết kết quả của phép đo SpO2 vì mức độ oxy bão hòa gây ra các biến đổi về màu sắc của máu. Nếu thiết bị có ánh sáng hồng ngoại, có nghĩa là lượng oxy trong máu của bạn ở mức ổn định.

Việc theo dõi nồng độ oxy trong máu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong thời gian gần đây, vì COVID-19 sẽ khiến phổi của người bệnh bị tổn thương.

Với tính năng có thể đo được nồng độ oxy trong máu, smartwatch trở nên cần thiết hơn cả, trong đó có cả những chiếc có giá cả phải chăng.

Thêm vào đó là, việc thiếu các máy đo nồng độ oxy trong máy do nhu cầu tăng cao nên việc mua một chiếc smartwatch có thể là lựa chọn duy nhất của nhiều người.

Câu hỏi đặt ra là bạn có thể tin tưởng vào dữ liệu này, đặc biệt là từ những chiếc smartwatch và thiết bị theo dõi rẻ tiền với cảm biến SpO2 tích hợp không?

Độ chính xác

Bắt đầu với các máy đo nồng độ oxy trong máu rẻ tiền, được coi là không có độ chính xác cao. Nói cách khác, nó có những điểm bất thường riêng.

Theo nghiên cứu của chuyên gia Gunther Eysenbach và Geno J Merlo - Giám đốc trung tâm huyết học Jefferson ở Mỹ, sự khác biệt sẽ xuất hiện ngay cả trong các thiết bị đo sinh lý cầm tay. Nghiên cứu gắn nhãn các mẫu smartwatch có trong nghiên cứu là "không đủ chính xác để được sử dụng như một thiết bị đo lường dấu hiệu quan trọng".

“Về cơ bản, thiết bị chính xác hơn, nhưng nó vẫn không đáp ứng được các nguyên tắc về độ chính xác của SBP và SpO2. Việc tiếp tục bán các thiết bị theo dõi sinh lý cho người tiêu dùng mà không có giấy chứng nhận tiêu chuẩn và phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền là mối quan tâm lớn", nghiên cứu cho hay.

Để làm rõ hơn, nghiên cứu đã sử dụng một máy theo dõi sức khỏe dưới dạng kẹp vào ngón tay được xếp hạng là một trong những máy theo dõi các thông số sức khỏe chính xác và đắt tiền hơn so với máy đo nồng độ thông thường.

Wired dẫn lời Joao Paulo Cunha, Phó giáo sư của Khoa Máy tính và Kỹ thuật điện của Đại học Porto, cho biết: "Sự không chính xác là do các cảm biến này không chính xác, đó là hạn chế chính, ngay cả với máy đo nhịp tim cũng không được chính xác lắm. Vì vậy, smartwatch chỉ phù hợp ở cấp độ người tiêu dùng, không dành cho cấp độ lâm sàng. Đo nồng độ oxy trong máu thì cần chi tiết và chính xác. Một số công ty, chẳng hạn như Fitbit biết rằng họ sẽ nói dối khách hàng nếu họ đưa ra các giá trị và nói rằng 'hãy sử dụng những giá trị này', đó là lý do tại sao họ không làm điều đó".

Có thể dựa vào kết quả SpO2 trên smartwatch được không?

Bất kỳ ai sử dụng smartwatch theo dõi sức khỏe đều biết rằng, dữ liệu đo SpO2 được ghi lại, nhưng không nhất quán. Thiết bị cũng yêu cầu người dùng phải ổn định và đứng yên trong suốt thời gian đo. Tuy nhiên, một số thiết bị rẻ tiền không cho kết quả đo.

Những thiết bị như vậy chắc chắn không được coi là đúng khi đo nồng độ oxy trong máu.

Trong khi đó, máy đo nồng độ oxy trong máu dù không hoàn toàn chính xác, nhưng mức độ nhất quán của các chỉ số chung vẫn tốt hơn so với smartwatch.

Theo nghiên cứu chung và ý kiến của các chuyên gia, chỉ số SpO2 trên smartwatch không thực sự nhất quán. Các cơ quan y tế cũng không chứng nhận điều này, ngay cả với những chiếc smartphone tốt như Apple Watch, dù không thể phủ nhận rằng việc mua một chiếc smartwatch sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe thuận tiện hơn.

Nếu bạn đã có đồng hồ thông minh hỗ trợ phép đo SpO2, hãy chỉ coi kết quả là giá trị tương đương, không phải giá trị chính xác.

Nếu chỉ số SpO2 luôn ở mức 95% trở lên, thì sức khỏe của bạn vẫn ổn định. Nếu ở mức 90% hoặc thấp hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được khám và tư vấn.

Thứ Năm, 15/07/2021 11:55
53 👨 3.256
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ