Nhiều quốc gia thông qua luật buộc người dùng gắn nhãn 'ảnh đã chỉnh sửa' khi đăng lên mạng

Lên mạng là phải đẹp, đây là quan niệm của nhiều người nên họ thường sử dụng các app chỉnh ảnh, công cụ photoshop để có một gương mặt, cơ thể hoàn hảo trước khi chia sẻ lên mạng.

Tuy nhiên, các cuộc khảo sát cho thấy, việc gương mặt đời thực không giống với hình ảnh đã qua app chỉnh sửa khiến phần lớn người dùng cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần.

Chỉ đăng hình khi gương mặt đẹp, cơ thể hoàn hảo

Kết quả một cuộc khảo sát với 1.400 người trong độ tuổi từ 11-21 của Girlguiding cho thấy ⅓ trong số họ sẽ không đăng ảnh selfie nếu chưa sử dụng bộ lọc giúp gương mặt không còn khuyết điểm.

Dùng app chỉnh sửa trước khi đăng ảnh

Với các app chỉnh sửa ảnh, chỉ vài thao tác người dùng có thể chỉnh cho gương mặt thon gọn, không mụn, trắng mịn, kéo dài chân, bóp bắp tay, bóp eo, đôi môi hồng hào, mắt to tròn long lanh… Các đặc điểm trên gương mặt, cơ thể được chỉnh sửa cho tới khi người dùng cảm thấy hoàn hảo mới được.

Đặc biệt với người dùng là giới nghệ sĩ, diễn viên thì việc dùng các app chỉnh sửa lại càng cấp thiết bởi hình ảnh của họ luôn phải chỉn chu mỗi khi xuất hiện trước công chúng.

Các quốc gia liên tiếp ra luật cấm chỉnh sửa ảnh

Việc chỉnh sửa ảnh đã trở nên phổ biến đến mức ăn sâu vào thói quen của mọi người.

Khi Tổng cục Phát thanh, Truyền hình Trung Quốc đã ra yêu cầu các đoàn phim tẩy chay việc lạm dụng bộ lọc để chỉnh sửa gương mặt và bộ dạng diễn viên, "không chọn diễn viên lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ", "nghệ sĩ nam không được theo xu hướng thẩm mỹ ẻo lả". Quyết định này khiến hàng chục nghìn khán giả Trung Quốc phản đối vì họ thích nhìn những gương mặt đã qua chỉnh sửa và cho rằng việc này gây ảnh hưởng đến trải nghiệm xem phim.

Dùng app chỉnh sửa ảnh quá mức

Tuy nhiên, việc ảnh đăng lên mạng được chỉnh sửa quá mức tiềm ẩn không ít hệ lụy, gây hại đến sức khỏe tâm thần của người dùng. Đã xảy ra nhiều trường hợp nam giới sốc tinh thần, thậm chí là tử tự khi gặp mặt ''nàng thơ'' của mình ngoài đời.

Kết quả nghiên cứu vào năm 2017 của Jasmine Fardouly, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Sức khỏe Cảm xúc thuộc Đại học Macquarie (Australia) cho thấy, nhiều nữ sinh thường so sánh mình với những người đẹp trên mạng xã hội họ nhìn thấy trên mạng xã hội. Điều này đặc biệt có hại vì chúng khiến họ không hài lòng về ngoại hình của mình và làm tâm trạng phụ nữ trở nên tiêu cực hơn.

Trước Trung Quốc, Na Uy cũng đã thông qua luật buộc các nhà quảng cáo và những người có sức ảnh hưởng trên Internet khi đăng tải hình ảnh lên mạng gồm Facebook, Instagram, Snapchat, TikTok và Twitter phải gắn nhãn ''ảnh đã qua chỉnh sửa'' vào tháng 7/021. Nếu vi phạm, họ có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí là bỏ tù.

Bộ Trẻ em và Gia đình Na Uy cho biết, những người trẻ tuổi ở nước này đang chịu áp lực lớn về ngoại hình ở mọi nơi, trong nhà và các phương tiện truyền thông. Vì vậy, họ muốn bản thân phải thật đẹp, dẫn đến chứng biếng ăn, nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong ở các cô gái trẻ,.

Vì vậy, việc yêu cầu gắn nhãn các bài đăng quảng cáo đã được chỉnh sửa nhằm hạn chế tác động tiêu cực mà những quảng cáo như vậy gây ra, nhất là đối với trẻ em, thanh thiếu niên.

Cũng trong năm 2017, Pháp đưa ra quy định phải gắn cảnh báo lên bất kỳ "hình ảnh thương mại nào đã chỉnh sửa để người mẫu trông nhỏ gọn hơn".

Năm 2021, Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo của Vương quốc Anh cũng đưa ra lệnh cấm người có ảnh hưởng trên mạng xã hội sử dụng các bộ lọc làm đẹp phi thực tế trong các quảng cáo.

Thứ Tư, 13/07/2022 07:57
31 👨 313
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ