Bo mạch chủ ASRock 880GXH/USB3

Quản trị mạng - Chipset mới AMD 880G dựa trên chip đồ họa Radeon HD 4250, một phiên bản cấp thấp hơn của chip đồ họa được sử dụng trên AMD 890GX (Radeon HD 4290). Bằng cách này bo mạch chủ dựa trên 880G rẻ hơn so với bo mạch chủ dựa trên 890GX. Chúng ta hãy xem xét ASRock 880GXH/USB3, một bo mạch chủ cung cấp các cổng USB 3.0.

Trong bảng dưới đây cung cấp một sự so sánh giữa AMD 880G và các chipset khác với card đồ họa tích hợp của AMD.


Chipset

AMD 890GX

AMD 880G

AMD 785G

AMD 780G

AMD 760G

AMD 790GX

GPU Clock

700 MHz

560 MHz

500 MHz

500 MHz

350 MHz

700 MHz

Graphics Processors

40

40

40

40

40

40

Engine

HD 4290

HD 4250

HD 4200

HD 3200

3000

HD 3300

DirectX

10.1

10.1

10.1

10

10

10

PCI Express

2.0

2.0

2.0

2.0

2.0

2.0

Chip Cầu Bắc

SB850

SB710

SB710

SB700

SB710

SB750

Cổng USB 2.0

14

12

12

12

12

12

Cổng SATA-300

None

6

6

6

6

6

Cổng SATA-600

6

None

None

None

None

None

RAID

0, 1, 5, 10

0, 1, 10

0, 1, 10

0, 1, 10

0, 1, 10

0, 1, 5, 10

Cổng ATA-133

1 (2 thiết bị)

1 (2 thiết bị)

1 (2 thiết bị)

1 (2 thiết bị)

1 (2 thiết bị)

1 (2 thiết bị)

Các chipset khác với card đồ họa on-board của AMD bao gồm AMD 690V, AMD 690G, AMD 740G và AMD 780V. AMD 690V, AMD 690G và AMD 740G dựa trên đồ họa DirectX 9, trong khi AMD 780V dựa trên DirectX 10. AMD 780V dựa trên chip đồ họa Radeon HD 3100, chạy ở tần số đồng hồ 400 MHz là sự khác biệt chính giữa các chip 3100 HD, HD 3200 và HD 3300.

Như chúng ta đã biết, các hệ thống có tích hợp card video thì bộ nhớ video nhận được bằng cách mượn một phần bộ nhớ RAM. Các chipset của AMD có một tính năng gọi là SidePort, nó chính là một chip bộ nhớ tùy chọn được gắn trên bo mạch chủ để tăng bộ nhớ video. Tuy nhiên bo mạch chủ ASRock 880GXH/USB3 lại không có tính năng này.

Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét kỹ về bo mạch chủ này.

Bo mạch chủ

ASRock đã có bốn model bo mạch chủ dựa trên chipset AMD 880G, 880G Extreme3, 880GXH/USB3 và 880GMH/USB3. Trong bảng so sánh dưới đây trình bày những khác biệt chính giữa bốn model này.

880G Extreme3

880GXH/USB3

880GMH/USB3

880GM-LE

Kiểu

ATX

ATX

Micro ATX

Micro ATX

Memory

4 khe

4 khe

4 khe

2 khe

Khe PCI Express x16

Ba

Một

Một

Một

Khe PCI Express x1

Một

Hai

Một

Một

Khe PCI

Ba

Ba

Hai

Hai

Chip Cầu Bắc

SB850

SB710

SB710

SB710

SATA-300

None

Năm cổng

Năm cổng

Sáu cổng

SATA-600

Sáu cổng

None

None

None

eSATA

None

Một cổng eSATA-300

Một cổng eSATA-300

None

USB 2.0

12 cổng

11 cổng

11 cổng

12 cổng

USB 3.0

Hai cổng

Một cổng

Một cổng

None

Audio Codec

VIA VT2020

Realtek ALC892

Realtek ALC892

Realtek ALC662

Networking

Một cổng Gigabit Ethernet

Một cổng Gigabit Ethernet

Một cổng Gigabit Ethernet

Một cổng Gigabit Ethernet

SidePort Memory

128 MB

No

128 MB

No

Đầu ra video

VGA, DVI-D, HDMI

VGA, DVI-D, HDMI

VGA, DVI-D, HDMI

VGA, DVI-D

Mạch ổn áp

8+2

4+1

4+1

3+1

Tất cả đều sử dụng tụ rắn Nhật Bản, điều này thật tuyệt vời.

Hình 1 cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể về ASRock 880GXH/USB3. Như bạn đã thấy, nó sử dụng chuẩn ATX tiêu chuẩn.

ASRock 880GXH/USB3 motherboard
Hình 1: Bo mạch chủ ASRock 880GXH/USB3


Các khe cắm

Chip cầu bắc AMD 880G có 22 đường PCI Express x1 (bằng với số đường được sử dụng trên các chipset AMD 870 và AMD 890GX), với bảy cỗ máy bên trong để điều khiển chúng (AMD 890GX có tám cỗ). ASRock 880GXH/USB3 có một khe cắm PCI Express x16, một khe cắm PCI Express x1 và ba khe PCI tiêu chuẩn.

ASRock 880GXH/USB3 motherboard
Hình 2: Các khe cắm

Hỗ trợ bộ nhớ

CPU AMD có một bộ điều khiển bộ nhớ nhúng, nghĩa là nó nằm trên bộ vi xử lý chứ không phải nằm trên chipset – điều này xác định công nghệ bộ nhớ và dung lượng bộ nhớ tối đa bạn có thể cài đặt. Tuy nhiên b o mạch chủ này vẫn có một giới hạn về dung lượng bộ nhớ có thể cài đặt.

Tại thời điểm này bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp của bộ vi xử lý socket AM3 chỉ hỗ trợ các bộ nhớ RAM DDR3 đến 1333 MHz theo kiến trúc kênh đôi (dual-channel), tuy nhiên ASRock nói rằng 880GXH/USB3 có thể hỗ trợ bộ nhớ RAM DDR3 lên đến 1800 MHz thông qua ép xung. Bo mạch chủ này có bốn khe cắm RAM DDR3 và do hiện nay mỗi thanh RAM DDR3 có thể có dung lượng lên đến 4 GB nên bạn có thể có đến 16 GB RAM với bo mạch chủ này.

Khe cắm RAM thứ nhất và thứ hai có màu trắng trong khi khe thứ ba và thứ tư có màu xanh lam. Để đạt được hiệu suất tối đa bạn nên cài đặt hai hoặc bốn thanh RAM để kích hoạt tính năng kiến trúc dual-channel. Khi chỉ có hai thanh RAM bạn nên cài đặt chúng trên các khi cắm cùng màu để kích hoạt tính năng này.

ASRock 880GXH/USB3 motherboard
Hình 3: Các modul nhớ. Cài đặt 2 hoặc 4 modul để có hiệu suất tốt nhất

Các cổng ngoại vi On-Board

Chipset AMD 880G là một giải pháp chip đôi và tất cả các thông số kỹ thuật chính của chipset này đã được công bố ở phần trên. ASRock 880GXH/USB3 sử dụng chip cầu nam SB710, một số bo mạch chủ khác sử dụng chip SB850, cung cấp các cổng SATA-600 và bổ sung RAID cấp độ (5).

Bo mạch chủ ASRock 880GXH/USB3 có năm cổng SATA-300, với cổng thứ sáu được chuyển thành một cổng eSATA-300. Các cổng này hỗ trợ RAID 0, 1 và 10. Năm cổng trong được cài đặt trên một góc của bo mạch chủ do đó card video sẽ không ảnh hưởng đến chúng.

ASRock 880GXH/USB3 motherboard
Hình 4: Vị trí 5 cổng SATA-300

Bo mạch chủ này có một cổng ATA-133 và một bộ điều khiển ổ đĩa mềm (floppy disk), đây là các tính năng hiếm có trên các bo mạch chủ thế hệ mới. Vì vậy nếu cần các tính năng trên bạn có thể lựa chọn bo mạch chủ này.

Từ 14 cổng USB 2.0 có thể được hỗ trợ bởi chipset, ASRock 880GXH/USB3 cung cấp 11 cổng trong số 14 cổng tối đa có thể có, năm cổng hàn trên panel phía sau và sáu cổng có được thông qua ba đầu cắm trên bo mạch chủ. Bo mạch chủ này cũng có một cổng USB 3.0 được điều khiển bởi một chip Fresco Logic FL1000G. Một vấn đề lớn với bo mạch chủ này - và đây cũng là một lỗi không thể tin được của ASRock - là trên panel phía sau có hai cổng USB màu xanh, nhưng chỉ một trong số chúng là USB 3.0 (cổng dưới cùng; cổng còn lại là USB 2.0). Điều này làm cho người dùng bình thường sẽ không thể biết được đâu là cổng USB 3.0 nếu không xem hướng dẫn sử dụng .

Bo mạch chủ này không cung cấp cổng FireWire.

Âm thanh được tạo ra bởi các chipset sử dụng một bộ chip ALC892 Realtek tám kênh. Nhà sản xuất chip không công bố chi tiết thông tin kỹ thuật về chip này, vì vậy chúng tôi không thể đưa ra ý kiến liên quan đến phần âm thanh của bo mạch chủ này. Có sẵn một đầu ra SPDIF quang và bạn có thể thêm vào một đầu nối SPDIF đồng trục bằng cách cài đặt một bộ chuyển đổi vào giắc cắm “HDMI_SPDIF1” trên bo mạch chủ.

Bo mạch chủ này cung cấp các đầu ra analog 7.1 được dùng chung, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải bỏ đi giắc “mic in” hoặc “line in” khi cài đặt một bộ loa 7.1.

ASRock 880GXH/USB3 có một cổng Gigabit Ethernet điều khiển bởi một chip Realtek RTL8111DL và được kết nối với hệ thống bằng cách sử dụng một đường PCI Express x1 và vì vậy sẽ không có khả năng xảy ra bất cứ vấn đề gì với cổng này.

Trong hình 5 bạn có thể thấy panel phía sau của bo mạch chủ: một cổng bàn phím PS/2, năm cổng USB 2.0 (bốn màu đen và một màu xanh), một cổng VGA, một cổng DVI-D, một cổng HDMI, một cổng eSATA-300, một cổng Gigabit Ethernet, một cổng USB 3.0 (một màu xanh bên dưới) và các đầu ra âm thanh 7.1 được dùng chung với các cổng “mic in” và “line in”.

ASRock 880GXH/USB3 motherboard
Hình 5: Mặt sau của bo mạch chủ

Như bạn nhìn thấy, bo mạch chủ này có ba cổng video, nhưng chỉ 2 trong số chúng được sử dụng ở cùng một thời điểm.

Không có cổng chuột PS/2, do đó bạn phải sử dụng chuột USB (hoặc chuột không dây với bộ thu USB).

ASRock 880GXH/USB3 cũng có một cổng nối tiếp có sẵn thông qua một giắc cắm có nhãn "COM1" nằm gần khe PCI cuối cùng. Để sử dụng nó, bạn sẽ cần phải có một khung I/O mà khung này không đi kèm với sản phẩm.

Bo mạch chủ này cũng có một giao diện hồng ngoại. Nếu muốn sử dụng nó, bạn sẽ cần phải mua các thành phần quang và cài đặt chúng trên các giắc “IR1” có sẵn.


Mạch ổn áp

ASRock 880GXH/USB3 đi kèm với một mạch ổn áp năm pha. Trong năm pha này, bốn được sử dụng để tạo ra điện áp CPU chính (Vdd hay còn gọi là Vcore), pha còn lại dùng để tạo ra điện áp VDDNB (cung cấp cho bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp, bộ điều khiển bus HyperTransport tích hợp và bộ nhớ cache L3 tích hợp). Vì vậy, bo mạch chủ này có một cấu hình “4 +1”.

Bo mạch chủ này có một tản nhiệt thụ động được lắp đặt trên đầu các bóng bán dẫn của mạch ổn áp. Bo mạch chủ này chỉ sử dụng các tụ rắn và cuộn cảm ferit, những cuộn cảm này tốt hơn so với các cuộn cảm lõi sắt từ.

ASRock 880GXH/USB3 motherboard
Hình 6: Mạch ổn áp

ASRock 880GXH/USB3 motherboard
Hình 7: Mạch ổn áp

Các tùy chọn ép xung

Giống như các model khác gần đây của ASRock, 880GXH/USB3 cũng bao gồm tính năng lõi mở (được nhà sản xuất gọi là “UCC”) cho phép bạn dễ dàng mở các lõi CPU ẩn (nếu CPU của bạn có các lõi ẩn, vì hoạt động này không phải lúc nào cũng làm việc) và một tính năng ép xung tự động được gọi là “Turbo 50” hứa hẹn tăng hiệu suất 3D trên thử nghiệm 3DMark Vantage Entry. Ngoài ra bo mạch chủ này cũng có tùy chọn ép xung động.

Dưới đây là danh sách các tùy chọn ép xung chính của ASRock 880GXH/USB3 (1.10 BIOS).

  • Ép xung động: từ 0% đến 20% với bước điều chỉnh 4%
  • Đồng hồ CPU cơ sở: từ 150 MHz đến 500 MHz với bước điều chỉnh 1 MHz
  • Đồng hồ PCI Express: từ 75 MHz đến 250 MHz với bước điều chỉnh 1 MHz
  • Điện áp CPU: từ 0.6 V đến 2 V với bước điều chỉnh 0.0125 V
  • Điện áp VTTNB (“NB”): từ 0.6 V đến 2 V với bước điều chỉnh 0.0125 V
  • Điện áp bộ nhớ: từ 1.3 V đến 2.05 V với bước điều chỉnh 0.05 V
  • Điện áp Graphics engine (mGPU): từ 1.09 V đến 1.79 V với bước điều chỉnh 0.1 V

ASRock 880GXH/USB3 motherboard
Hình 8: Thực đơn ép xung

ASRock 880GXH/USB3 motherboard
Hình 9: Thực đơn ép xung

Tóm tắt các đặc tính chính

Bo mạch chủ ASRock 880GXH/USB3 có các đặc tính kỹ thuật chính sau:

  • Socket: AM3
  • Chipset: AMD 880G + SB710
  • Super I/O: Winbond W83627DHG
  • Parallel ATA: một cổng ATA-133 được điều khiển bởi chipset.
  • Serial ATA: năm cổng SATA-300 được điều khiển bởi chipset (RAID 0, 1 and 10).
  • External SATA: một cổng eSATA-300 được điều khiển bởi chipset.
  • USB: 11 cổng USB 2.0, năm cổng được hàn trên bo mạch chủ và 6 cổng có sẵn thông qua 3 đầu cắm trên bo mạch chủ. Một cổng USB 3.0 được điều khiển bởi chíp Fresco Logic FL1000G .
  • Firewire (IEEE 1394): không có.
  • On-board video: có, engine Radeon HD 4250 chạy ở tần số 560 MHz (40 processing cores).
  • On-board audio: được tạo ra bởi chipset cùng với một chip Realtek ALC892 ( 8 kênh, độ phân giải 24-bit, tấn số lấy mẫu lên đến 192 KHz cho cả các đầu vào và đầu ra tương tự, tỷ số tín hiệu trên tạp âm là 90 dB đối với các đầu vào và 97 dB đối với các đầu ra).
  • On-board LAN: một cổng Gigabit Ethernet được điều khiển bởi một chip Realtek RTL8111DL , được kết nối với hệ thống qua một đường PCI Express x1.
  • Buzzer: không.
  • Power supply: EPS12V
  • Slots: một khe PCI Express 2.0 x16, hai khe PCI Express x1 và ba khe PCI chuẩn.
  • Memory: có 4 khe RAM DDR3-DIMM (hỗ trợ lên đến 16 GB DDR3-1800 thông qua ép xung).
  • Fan connectors: có một đầu nối 4 chân (điều khiển PWMl) cho quạt CPU, một đầu nối 4 chân (điều khiển PWM) cho một quạt phụ và 3 đầu nối 3 chân cho 3 quạt phụ khác.
  • Số đầu CD/DVD có thể cài đặt với bo mạch chủ này: một.
  • Các phần mềm đi kèm: Cyberlink suite, motherboard drivers and utilities.
  • More Information: http://www.asrock.com
  • Giá trung bình tại Mỹ: $ 100

Kết luận

So với các sản phẩm cạnh tranh thì ASRock 880GXH/USB3 có một số các ưu điểm và nhược điểm. Các ưu điểm ở đây là: chuẩn ATX (nhiều người sử dụng thích chuẩn này), có tính năng lõi mở, có tính năng ép xung tự động, có cổng ATA-133, có một ổ đĩa mềm và một cổng USB 3.0.

Nhược điểm chính của bo mạch chủ này là việc sử dụng chip cầu nam SB710 thay cho SB850 (hệ quả là không có các cổng SATA-600) và việc sơn một cổng USB 2.0 cùng màu với cổng USB 3.0 làm cho người sử dụng bình thường khó nhận biết được đâu là cổng USB 3.0.

Tuy nhiên với giá $100 chúng tôi nghĩ nó là quá đắt so với những gì nó cung cấp. Phiên bản micro ATX của bo mạch chủ này, được gọi là 880GMH/USB3, có giá chỉ $ 85 trong khi có cùng các tính năng kỹ thuật mở rộng (chỉ khác biệt 2 điểm là số đường PCI Express x1 và số khe cắm chuẩn PCI).

Do đó nếu bạn cần một bo mạch chủ dựa trên AMD 880G thì phiên bản nhỏ hơn của bo mạch chủ này là một sự lựa chọn tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn thích các các cổng SATA-600 hơn các cổng USB 3.0 thì một lụa chọn tốt hơn là bo mạch chủ Foxconn A88GM Deluxe. Một điểm quan trọng cần lưu ý là các tính năng lõi mở và ép xung của ASRock sẽ không có trên model A88GM Deluxe của Foxxconn.

Nếu muốn giá rẻ hơn nữa, bạn có thể dùng thử ASRock 880GM-LE với giá $ 75, nhưng có một số điều các bạn cần biết về model là nó chỉ có 2 khe cắm RAM và audio 6 kênh với các giắc dùng chung.

Tuy nhiên, nếu thực sự muốn tiết kiệm tiền, bạn có thể mua một bo mạch chủ dựa trên chipset AMD 785G với $ 20 rẻ hơn. Trên thực tế chúng tôi không nghĩ $ 20 giải thích chất lượng khác nhau giữa bo mạch chủ sử dụng chipset AMD 785G với bo mạch chủ sử dụng chipset AMD 880G. Nhưng chắc chắn trong trường hợp này bạn sẽ không có cổng USB 3.0.

Trên đây chúng tôi đã trình bày tất cả các lựa chọn có thể và quyết định cuối cùng là của chính bạn.

Thứ Hai, 14/06/2010 15:19
31 👨 530
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp