Doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện có nhiều gói dịch vụ Internet ADSL để lựa chọn. Họ cũng có thể triển khai các hệ thống mạng bảo mật nội bộ chạy trên hạ tầng Internet công cộng của Việt Nam.
Đường truyền băng thông rộng cho DN
Hiện nay, kết nối Internet băng thông rộng Internet ADSL gần như trở thành một công cụ làm việc không thể thiếu đối với mọi tổ chức, DN. Dù khác nhau ở quy mô hoạt động nhưng ADSL vẫn là phương tiện hiệu quả và kinh tế nhất để DN trao đổi thông tin với khách hàng qua thư điện tử, cập nhật nội dung website, tìm kiếm thông tin trên mạng, thậm chí triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng như thoại qua giao thức Internet (VoIP – Voice over Internet Protocol), hội nghị truyền hình (Video Conference) hay thiết lập mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network).
Một trong những yếu tố đầu tiên DN cần cân nhắc khi đăng ký dịch vụ ADSL là tốc độ tải lên/tải xuống của từng gói cước (hay còn gọi là băng thông). Các gói cước ADSL phục vụ cho đối tượng khách hàng là DN hiện được FPT Telecom, SPT, VDC và Viettel cung cấp đều hỗ trợ tốc độ tải xuống khá cao, từ 1Mbp/s đến 4Mbps.
Đa số các gói cước này không cung cấp cho khách hàng địa chỉ IP tĩnh, ngoại trừ MegaBiz (FPT), MegaVNN-Pro (VDC), Speed 3000/4000 (SPT). Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý mạng nội bộ tại các công ty và cơ quan, về lý thuyết, đường truyền từ 2Mbps trở lên hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu lướt web và trao đổi e-mail của một văn phòng với khoảng 30 nhân viên. Băng thông càng cao, tốc độ truy xuất càng nhanh và số lượng người dùng đồng thời cũng tăng theo (dù không tăng tuyến tính).
Tuy nhiên, theo nhiều người sử dụng thì tốc độ ADSL thực tế của đa số các nhà cung cấp thường thấp hơn, thậm chí thấp hơn khá nhiều so với tốc độ ghi trong hợp đồng. Đường truyền nhiều khi còn bị chập chờn, gây rớt mạng. Trong khi đó, việc hỗ trợ khách hàng thường bị chậm trễ, nhất là trong những ngày nghỉ. Đây là hệ quả của việc phát triển thuê bao ồ ạt trong thời gian qua. Theo phòng kinh doanh của VDC, khi thị trường đã phát triển, các nhà cung cấp sẽ chuyển dần từ việc cạnh tranh bằng giá cước sang cạnh tranh về dịch vụ trong thời gian tới, xu hướng cạnh tranh về chất lượng nhiều hơn.
Đối với một số DN sử dụng kết nối ADSL để xây dựng mạng riêng ảo (VPN), bên cạnh băng thông cao, thì độ ổn định của đường truyền là tiêu chí được mang ra “cân đong đo đếm” kỹ lưỡng trước khi đăng ký. Với giải pháp này, phần lớn quản trị mạng tại các DN quyết định chọn một nhà cung cấp dịch vụ chỉ vì “họ tin tưởng vào uy tín (ở đây là độ ổn định của đường truyền) mà nhà cung cấp đã thể hiện được với các DN hay tổ chức khác”, ông Lục Tiên Hưng, trưởng phòng quản lý CNTT công ty TNHH Sơn Jotun Vietnam cho biết. Ưu điểm của mô hình VPN qua đường truyền ADSL là chi phí rẻ hơn rất nhiều so với hình thức thuê đường truyền riêng (lease line) hay các dịch vụ mạng riêng ảo khác (phí thuê bao hàng tháng có thể lên đến vài chục triệu đồng), tuy nhiên khách hàng không được đảm bảo về băng thông giữa 2 địa điểm cần triển khai kết nối.
Riêng đối với thuê bao truyền hình cáp SCTV (tại một số khu vực cụ thể của quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh), bên cạnh lựa chọn dịch vụ kết nối băng thông rộng ADSL của 4 nhà cung cấp trên, khách hàng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao MediaNet (liên kết với EVN Telecom) được cung cấp ngay trên cáp truyền hình có sẵn. MediaNet hiện cung cấp 5 gói dịch vụ, được chia làm 2 nhóm: Nhóm thứ nhất phục vụ cho gia đình gồm Home Economic, Home Basic, Home Extra; nhóm thứ hai phục vụ cho gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều máy tính hay doanh nghiệp nhỏ như Home Office và Home Public với băng thông lần lượt là 3Mbps và 4Mbps. Ở phía Bắc, dịch vụ này của EVN Telecom kết hợp với VCTV đang tạm dừng cung cấp để chờ nâng cấp cáp truyền hình.
Dịch vụ mạng riêng ảo
Mạng riêng ảo (VPN) là mạng truyền thông được DN sử dụng để giao tiếp thông tin với các đối tác hay trong nội bộ một cách an toàn trên hệ thống mạng công cộng. Hiện nay, VPN được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu. Chẳng hạn, nhân viên của công ty có thể kết nối từ nhà vào máy tính của họ trong cơ quan hay một máy tính dùng chung để chạy các phần mềm nghiệp vụ hay để lấy các file dữ liệu về máy nhà thông qua hệ thống mạng VPN nằm bên trong mạng Internet.
Nhiều DN với đội ngũ kỹ thuật viên mạnh có thể tự xây dựng VPN. Tuy nhiên, các DN nhỏ hay không có đội ngũ CNTT, nếu có nhu cầu xây dựng mạng riêng ảo với băng thông lớn và độ ổn định cao, có thể sử dụng các dịch vụ mạng riêng ảo như MetroNet (Bưu Điện TP.HCM) và V-Connect+ (SPT).
MetroNet là dịch vụ mạng đô thị băng thông rộng đa dịch vụ, chủ yếu sử dụng đường truyền cáp quang, hỗ trợ tốc độ lên đến 1Gbps. Với băng thông cao và có khả năng điều chỉnh theo từng mức băng thông, MetroNet rất thích hợp với nhu cầu kết nối, truy cập, trao đổi thông tin, triển khai các ứng dụng lớn cho nhiều địa điểm khác nhau; cũng như kết nối với dịch vụ ADSL của các ISP khác. MetroNet cho phép khách hàng thiết lập mạng theo mô hình kết nối điểm - điểm (P2P), điểm – đa điểm (P2MP) đối với cấu trúc mạng lớp 2 và lớp 3. Cước đấu nối hòa mạng sử dụng đường truyền cáp quang là 20.000.000 đồng hay 5.000.000 đồng đối với đường truyền cáp đồng. Hàng tháng, khách hàng phải trả phí thuê cổng (337.000 đồng hay 673.000 đồng) cộng với cước đường lên (up-link) tùy theo tốc độ yêu cầu (tối thiểu 1.661.000 đồng/kênh/tháng/1Mbps, tối đa 55.060.000 đồng).
V-Connect+ hoạt động trên nền mạng IP, áp dụng kỹ thuật chuyển mạch nhãn đa giao thức (Multi Protocol Label Switching - MPLS) giúp truy xuất và chia sẻ dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp có chi nhánh đặt tại nhiều địa phương và quốc gia khác nhau bằng cách tạo ra một đường truyền riêng trên mạng Internet. Hiện nay, ngoài việc cung cấp dịch vụ này trên toàn quốc, SPT cho phép khách hàng sử dụng V-Connect+ để tạo triển khai VPN đến các quốc gia như Singapore, HồngKông, Anh, Đức, Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philipine và Malaysia. Theo dự kiến, giá đấu nối hòa mạng của dịch vụ V-Connect+ là 4.800.000 đồng (kênh 64-896Kbps) hay 5.600.000 đồng (kênh 1.024-2.048Kbps), cước thuê bao trọn gói hàng tháng dao động trong khoảng 13.700.600 – 96.572.600 đồng.
Anh Khoa
Băng thông rộng và VPN
867
Bạn nên đọc
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Thật đáng sợ, AI có thể tạo ra khuôn mặt chính xác chỉ từ giọng nói của một người
Hôm qua -
Code Thánh Kiếm Luân Hồi mới nhất và cách nhập
Hôm qua 5 -
Sửa nhanh lỗi "Location is not available" trên Windows 10/8/7
Hôm qua -
Cách xóa tin nhắn Messenger tự động bằng Vanish Mode
Hôm qua -
Cách thu hồi email đã gửi trong Gmail
Hôm qua -
Hướng dẫn đổi avatar tài khoản Threads
Hôm qua -
Cách tạo và sử dụng các template trong Microsoft Word
Hôm qua -
Lỗi không thể kết nối iTunes Store, đây là cách khắc phục
Hôm qua 1 -
Cách tải Photoshop CS2 miễn phí, key Photoshop CS2 từ Adobe
Hôm qua 1 -
Cách kiểm tra ổ cứng máy tính chuẩn GPT hay MBR
Hôm qua