Bài học mọi công ty đều muốn "đánh cắp" của Apple

Không phải ngẫu nhiên mà Apple trở thành công ty số 1 thế giới. “Quả táo” là minh chứng hoàn hảo cho một hệ thống được tổ chức tuyệt vời.

Adam Lashinsky, tác giả cuốn sách “Inside Apple” (Bên trong Apple) cảnh báo gần như mọi nguyên tắc của Apple khó có thể áp dụng cho các công ty lớn. Ông nghĩ các nguyên tắc này có ý nghĩa nhiều hơn đối với những doanh nghiệp trẻ mới thành lập. Tuy nhiên, nhiều người lại có ý kiến khác. Từ Google cho tới Microsoft đều có thể đọc cuốn sách này và tìm ra nhiều ý tưởng thú vị để quản lí doanh nghiệp thành công.

Đưa người giỏi nhất vào dự án trọng điểm

Khi Apple bắt đầu phát triển iPhone, công ty tập hợp tất cả những nhân viên giỏi nhất vào dự án, đồng nghĩa người điều hành bộ phận iPhone có thể lấy đi mọi nhân tài từ nhóm phát triển máy tính Mac. Hệ điều hành Mac bị trì hoãn vì đột nhiên thiếu người.

Giữ bí mật

Bài học mọi công ty đều muốn "đánh cắp" của Apple

Tại Apple, bí mật không đơn giản chỉ là im lặng trước giới truyền thông khi đang nghiên cứu gì đó, mà còn là cả đồng nghiệp hay bạn bè. Bí mật có một số lợi ích như: ngăn chặn việc các sản phẩm sinh trước ăn cắp tính năng hay ho nào đó, hay giúp nhân viên toàn tâm toàn ý vào công việc của mình thay vì lo lắng về thứ người khác đang làm.

Ám ảnh tới từng chi tiết

Lashinsky tiết lộ Apple có một phòng đặc biệt để thiết kế và đóng nhiều hộp mới che giấu sản phẩm. Hãng muốn mọi người phải bị kinh ngạc trước iPhone ngay từ phút đầu tiên nhìn thấy. Đó chính là quan điểm ám ảnh tới từng chi tiết giúp Apple vươn lên trước các đối thủ khác.

Thúc ép mọi người làm điều mình muốn

Apple tạo ra chiếc máy tính Mac đầu tiên vào đầu những năm 1980 vì Steve Jobs “thực sự muốn”. Điều tương tự xảy ra với iPhone và iPad đầu những năm 2000. Vị giám đốc của Apple ghét phải dùng các mẫu smartphone xấu xí và muốn có điện thoại tốt hơn. Vì thế, Apple tạo ra sản phẩm vì nghĩ sẽ làm tốt hơn cả thế giới còn lại.

Chỉ vài người nên quan tâm tới tuyên bố lỗ lãi (P&L)

Bài học mọi công ty đều muốn "đánh cắp" của Apple

Giám đốc tài chính của Apple – Peter Oppenheimer là người duy nhất kiểm soát tuyên bố P&L. Steve Jobs chỉ là người để mắt tới, và giờ là Tim Cook. Trong một công ty thông thường, kiểm soát P&L của bộ phận là trách nhiệm lớn. Tại Apple, Jobs lại chuyển giao mọi thứ cho CFO, để giám đốc và chủ tịch khác tập trung vào thứ làm tốt nhất: tạo ra sản phẩm tốt và không lo lắng về chi phí.

Phải có người chịu trách nhiệm

D.R.I (Directly Responsible Individual) – người chịu trách nhiệm trực tiếp, là cụm từ then chốt tại Apple. Điều này đồng nghịa mọi thành bại của sản phẩm/tính năng đều phải có một người đảm nhận. Apple không dựa vào cộng đồng, trong cuốn sách Inside Apple, tác giả trích câu nói của Steve Jobs: “Tại Apple, bạn có thể tìm ra chính xác ai chịu trách nhiệm.”

Tuyển người tốt nhất có thể

Cựu quan chức Apple – Mike Janes, dẫn lời câu nói nổi tiếng của Jobs: “Một người tuyển người A, và người B lại tuyển người C. Chúng tôi chỉ muốn người A ở đây.” (người A là người giỏi nhất).

Hãy luôn “hẹp hòi” với nhân tài

Bài học mọi công ty đều muốn "đánh cắp" của Apple

Apple không muốn nhân tài của mình “lạc” sang chỗ khác. Tim Cook là lãnh đạo duy nhất là thành viên ban quản trị của công ty khác (Nike). Với Jobs, việc vừa làm ở Apple, vừa làm ở nơi khác sẽ khiến thời gian làm việc tại Apple giảm đi để giúp đỡ người khác không phải Apple. Giữ mọi người tại Apple, giữ họ tập trung với Apple, theo Lashinsky, tư tưởng này khá “hẹp hòi”.

Các đội không cần lớn

Kể từ khi sáng tạo ra máy tính Mac, Jobs luôn giữ các nhóm phát triển sản phẩm lớn không quá 100 người. Đó là một cách giúp nhóm tập trung và tổ chức tốt hơn.

Đừng thăng chức chỉ vì họ giỏi

Tại hầu hết các công ty, người tài luôn được thăng chức, đồng nghĩa gia tăng trách nhiệm. Nhưng theo Lashinsky, Apple có thể tăng lương thưởng, nhưng vẫn để người đó ở vị trí như cũ. Bạn giỏi, nhưng không có nghĩa bạn có thể làm quản lí giỏi. Bạn chỉ được trả thêm tiền cho công việc đó. Ý tưởng của Apple là giữ mọi người ở vị trí phù hợp. Jobs nói: “Hãy để mọi người làm tốt việc của mình, đừng để cấp bậc xác định mọi người.

Kiểm soát thông điệp

Bài học mọi công ty đều muốn "đánh cắp" của Apple

Kiểm soát truyền thông của Apple khét tiếng vì kiệm lời trước báo giới. Hiếm khi lãnh đạo Apple ra mặt bình luận. Apple chỉ truyền đạt thông điệp tại các sân khấu lớn. Mọi thông điệp đều xoay quanh một điểm chủ chốt, và phải luôn đơn giản, rõ ràng để không chỉ báo chí mà mọi người dùng đều hiểu.

Thiết kế khởi đầu mọi thứ

Mọi công ty đều bát đầu mọi thứ bằng ý tưởng sản phẩm, kế hoạch tiếp thị… Tại Apple, ngược lại, người thiết kế nắm trong tay mọi quân bài. Họ xác định sản phẩm sẽ thế nào. Từ đó, Apple quyết định phần còn lại.

Trên tất cả vẫn là người dùng

Bài học mọi công ty đều muốn "đánh cắp" của Apple

Đây là điều quan trọng nhất ở Apple. Tạo ra sản phẩm và trải nghiệm mà người dùng yêu thích. Nếu làm được điều đó, phần còn lại “đâu vào đấy”.

Thứ Năm, 16/02/2012 15:45
51 👨 347
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp