Apple đã vượt mặt Microsoft như thế nào?

Quản Trị Mạng - Các vụ mua lại và đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Apple chỉ bằng một phần nhỏ của Microsoft, nhưng giờ đây, Apple lại có giá trị vốn hóa thị trường cao hơn Microsoft. Lý do ở đây chính là Apple đã đem đến cho khách hàng những gì họ thực sự mong muốn.

Trong 10 năm trước, số công ty mà Microsoft đã mua lại gấp gần 10 lần con số của Apple và chi cho nghiên cứu và phát triển gấp gần 9 lần Apple. Tuy nhiên, giá chứng khoán của Microsoft vẫn dậm chân tại chỗ trong 10 năm qua trong khi giá chứng khoán của Apple đã tăng vụt lên và đưa hãng tiến đến vị trí hãng công nghệ có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất thế giới, một danh hiệu hãng đã dành được từ Microsoft tuần trước.

Sameer Bhatia, nhân viên ngân hàng đầu tư Dow Jones cho rằng Apple đã thành công ở nơi mà Microsoft không thể nhờ vào việc tập trung vào đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi Microsoft phô trương các phiên bản mới của Windows thì Apple lại thống trị được các thị trường công nghệ mới qua việc sáng tạo ra iPod, iPhone và iPad.

Microsoft dường như là công ty có nhiều nỗ lực cải tiến hơn khi luôn sẵn sàng chi tiền cho các thương vụ mua lại và chi cho nghiên cứu và phát triển. Microsoft đã tiến hành 104 vụ mua lại so với con số 11 vụ mua lại của Apple trong 10 năm qua, chi 71 tỷ đô la Mỹ cho nghiên cứu và phát triển trong khi con số này của Apple là 8 tỷ đô la Mỹ. Dow Jones đã tổng hợp số liệu này từ cơ sở dữ liệu của Capital IQ.

Nhưng theo Bahatia, mua các công ty khác và đổ tiền vào nghiên cứu và phát triển không có nghĩa là sẽ có nhiều cải tiến. “Chú trọng vào các nhu cầu và phản ứng của khách hàng là điều quan trọng hơn là chi nhiều tiền và tiến hành các vụ mua lại và sáp nhập”.

Bí quyết của Apple không phải là tiến hành các vụ đầu tư lớn để bắt kịp đối thủ mà là “xác định và làm thỏa mãn những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng”. Từ đó, giá trị cổ phiếu của Apple đã tăng gấp 10 lần trong thập kỷ vừa qua thậm chí cả khi Nasdaq giảm 56% giá trị.

Ngày 26/5, Apple đã vượt mặt Microsoft với giá trị vốn hóa thị trường đạt mức 223 tỷ đô la Mỹ, cao hơn giá trị 219,3 tỷ đô la Mỹ của Microsoft. Có rất ít các hãng công nghệ có thể đạt tới con số giá trị vốn hóa thị trường cao như thế. Theo báo cáo Global 500 mới nhất của tạp chí Financial Times ngày 31/3, giá trị thị trường của IBM là 167 tỷ đô la Mỹ, AT&T là 153 tỷ đô la Mỹ, Cisco đạt mức 149 tỷ đô la Mỹ và giá trị thị trường của Google là 139 tỷ. Vị trí đứng đầu trong thế giới công nghệ của Apple được đóng góp bởi mức doanh thu từ 2 triệu chiếc iPad được bán chỉ trong vòng 60 ngày.

Trở thành hãng công nghệ có giá trị cao nhất trên thế giới cũng không hẳn là một điều tốt với Apple. Theo Bhatia, “thẳng thắn mà nói, rủi ro đối với Apple còn trở nên cao hơn. Một khi hãng trở nên ngạo mạn, hãng sẽ bị suy giảm”. Nhưng nếu Apple tiếp tục duy trì được đà phát triển hiện tại thì sẽ rất khó để Microsoft bắt kịp hãng.

Microsoft đã thống trị thị trường trong một thời gian dài vì hãng khá thành công trong việc tạo ra các phần mềm dành cho các doanh nghiệp. “Người sử dụng trong các doanh nghiệp là những người đầu tiên cần đến máy tính”. Việc người sử dụng quen với việc sử dụng Windows chính là nhân tố đưa đến thành công cho thị trường máy tính cá nhân tại các hộ gia đình.

Nhưng Apple đã quyến rũ được khách hàng bằng các sản phẩm đầy tính trực giác và dễ dàng sử dụng như Macs và iPhones. Giời đây, người sử dụng đang mang những giá trị mới được tìm thấy này vào trong công việc của họ. Trong khi “hầu hết các hãng công nghệ đang tập trung vào việc tìm ra bao nhiêu chức năng có thể được đưa vào một thiết bị” thì Apple dường như đang rất tự hào với những chức năng mà các sản phẩm của họ còn thiếu. Apple dành thời gian vào việc tạo ra một chiếc iPhone đa chức năng để tiết kiệm được pin nhiều nhất.

Mục tiêu tiếp cận của Apple chính là sử dụng Web trên iPhone và iPad. Điều này đã được so sánh với sự thất bại của “khu vườn bị bao bọc” của AOL, trong đó đã tách người sử dụng ra khỏi Internet. Nhưng các hệ thống đóng này của Apple đã chứng minh được độ an toàn tương đối và cho đến hiện tại thì người sử dụng iPhone và iPad đang khá hài lòng với việc sử dụng “các trình ứng dụng” của mình hơn là sử dụng các trình duyệt Web để kiểm tra các thông tin về thời tiết, chỉ đường và các thông tin khác.

Với Mac, sự phát triển của các dịch vụ Web đang hoạt động khá tốt dưới tầm kiểm soát của Apple. Nhiều người sử dụng đang chuyển sang dùng Mac tại nhà và cũng đang khuyến khích các phòng ban công nghệ thông tin chuyển sang sử dụng Mac. Chuyển từ Windows sang Mac tại các doanh nghiệp có thể là một vấn đề khá khó khăn vì rất nhiều các trình ứng dụng phần mềm, phần mềm trung gian và các hệ thống ERP chỉ tương thích với Windows.

Tuy nhiên, theo Bhatia, sự phát triển của điện toán đám mây đang cung cấp đến các doanh nghiệp nhiều dịch vụ trên đám mây hơn là trên các trung tâm dữ liệu và giúp cho các doanh nghiệp có thể cho phép khách hàng lựa chọn các thiết bị của chính mình. Nhìn chung, Apple đã thành công bằng việc không phải đầu tư hoàn toàn vào công nghệ mới mà sử dụng các công nghệ sẵn có và “gói ghém” chúng lại theo một cách thức hữu dụng cho khách hàng.

Theo Bhatia, “Việc Apple tập trung vào những nhu cầu của khách hàng chính là động lực để đẩy công nghệ phát triển. Trước khi có iPod, người tiêu dùng không thể tải và lưu trữ các bản nhạc một cách dễ dàng hoặc dễ dàng truy cập Web trên một thiết bị di động trước khi có iPhone. Apple đã nhận thấy điều đó và cung cấp đến khách hàng những trải nghiệm trước các đối thủ khác mặc dù hãng không hề phát minh ra các file âm nhạc hay các trình duyệt di động”.

Bài học từ Apple dành cho các CEO của các hãng công nghệ chính là “Các quyết định mua lại và sáp nhập và phân bổ vốn không nên đến từ những thay đổi trong môi trường công nghệ và cạnh tranh. Các hãng tập trung vào các công nghệ mới nhất có thể làm điều đó và những người sở hữu công nghệ này sẽ luôn dẫn đầu trong cuộc chơi đuổi bắt về công nghệ. Thay vào đó, hãy xem xét những gì khách hàng muốn làm nhưng vẫn chưa làm được và đầu tư để đáp ứng các nhu cầu đó”.

Thứ Sáu, 04/06/2010 08:01
32 👨 516
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp