Apple có thể “ngoạm” được miếng bánh to hơn?

Sự phát triển của thị trường như là một chiếc máy nghe nhạc và Apple có thể điều chỉnh giai điệu qua giá cả và coi đây là một công cụ quản lý tốc độ phát triển của hãng.

Thị phần của Apple đang tăng với tốc độ đáng ngạc nhiên trong vài năm qua. Quỹ đạo này có duy trì? Với một chỗ đứng vững chắc trong thị trường sản phẩm cao cấp, Apple sẽ phát triển tiếp tới đâu? Liệu Apple đang mạo hiểm với thương hiệu của mình bằng việc mở rộng hơn nữa? Phải chăng hãng sẽ phát triển trên một “mảnh đất” tỉ suất lợi nhuận thấp nơi tình hình tài chính buộc hãng phải cắt giảm chất lượng? Hay hãng sẽ duy trì những tiêu chuẩn và chiến thắng trên việc kinh doanh có giá trị?

Hơi thở của thị trường máy tính cá nhân dường như ngày một yếu, nhưng Apple vẫn tiếp tục “cuốn theo chiều gió” với những con số chỉ tốc độ phát triển đáng kể. Về phương diện lịch sử, sự tăng trưởng này sẽ thách thức các công ty công nghệ cao, nhưng người tạo ra máy tính Macintosh đã sẵn sàng đương đầu với mọi cạm bẫy cùng với thị phần ngày càng mở rộng.

Vấn đề điển hình mà một công ty đang phát triển mạnh phải đương đầu là mở rộng cơ sở hạ tầng để tiếp tục đáp ứng mong đợi của khách hàng, đơn cử như dịch vụ hỗ trợ công nghệ.

Thị trường giống như một chiếc máy nghe nhạc và Apple có thể điều chỉnh giai điệu qua giá cả. Apple sử dụng giá cả như một công cụ quản lý tốc độ phát triển của hãng; với việc làm này, hãng có thể xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp để hỗ trợ cơ sở khách hàng.

Thương hiệu suy giảm?

Một cản trở khác theo sau sự phát triển của thị trường, đặc biệt là khi một công ty cố gắng phát triển một sản phẩm “hạng sang”, đó là sự suy giảm của thương hiệu. Ví dụ như giá trị thương hiệu của một chiếc Lexus sẽ bị giảm xuống sau một thời gian bởi một model khác đời mới hơn, sang trọng hơn xuất hiện. Apple đã từng ở trong tình trạng như vậy, theo Michael Gartenberg, Phó giám đốc chiến lược và phân tích của Interpret, một hãng chuyên nghiên cứu truyền thông và công nghệ: “Những năm 90, Apple bị trệch khỏi đường ray. Hãng phải dừng sản xuất thiết kế phần cứng sáng tạo và bắt đầu sản xuất những chiếc hộp màu be giống như những chiếc PC khác”.

Gartenberg nhớ lại “Họ đã ngừng phát triển hệ điều hành OS ở những nơi mà OS không khác biệt với Windows là mấy về những việc nó có thể làm.” Ông chia sẻ: “Bây giờ, Apple đã làm cái gì thì cái đó chắc chắn sẽ tốt – đó là đổi mới dựa trên một sự kết hợp của phần cứng và phần mềm đồng thời giải thích những lợi thế của những đổi mới cho người tiêu dùng.”

Rob Enderle, Chủ tịch kiêm chuyên gia phân tích của tập đoàn Enderle ở San Jose, California khẳng định: “Việc hình ảnh thương hiệu bị suy giảm không phải lúc nào cũng xảy ra. Nếu Apple muốn chuyển xuống thị trường bình dân, họ có thể đến với một thương hiệu khác. Với cách đó, họ sẽ bảo vệ thương hiệu mới của mình và có một bộ thương hiệu – Cũng giống như model kết hợp của 2 chiếc xe hơi Chevrolet và Cadillac.”

Tư duy về lãi suất

Tuy nhiên, với Apple thì không có bất kỳ sự hấp tấp nào trong việc gây dựng thị phần trong thị trường bình dân. Dường như vẫn còn khoảng trống “trên nóc xe” cho công ty trong không gian thị trường cao cấp, Enderle xác nhận. “Sau khoảng 3-4 mức phát triển, họ sẽ phải từ bỏ thị trường bình dân”.

Trong trường hợp này, Apple sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng với việc thương hiệu không được ưa chuộng nữa. “Thị trường bình dân sẽ đè nặng áp lực về chênh lệch giá trên sản phẩm của họ.” Enderle nhận định. “Apple đang cố gắng duy trì chỗ đứng trên phân khúc thị trường cao cấp, nơi hỗ trợ tỉ suất lợi nhuận khá cao. Nếu họ chuyển sang dòng sản phẩm giá rẻ tỉ suất này sẽ bị sụt giảm và cùng với đó là uy tín của thương hiệu Apple”.

"Căn cứ vào điều kiện kinh tế hiện tại, khả năng nuôi dưỡng thị trường cao cấp của Apple có thể sẽ không mạnh” Enderle lưu ý “Sự thật là thị trường chung đang “chết dí” và khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng trong một thị trường “phẳng” bị hạn chế. Nếu có một năm cho họ để nghĩ về một thương hiệu thứ 2, đó chính là năm nay”.

Bỏ lại mặt hàng bình dân?

Theo gợi ý của Gartenberg, Apple không cần phải vội vàng “đóng cửa” với các nhà sản xuất PC ở phía dưới của thị trường. “Trong thời gian khó khăn của kinh tế, con người không chỉ mua sắm dựa trên giá cả", ông lập luận "Họ mua dựa trên quan điểm “đâu là sản phẩm xứng đáng nhất với đồng tiền tôi đã bỏ ra?”.

Đây chắc chắn là điều mà Apple muốn nghe, căn cứ vào những mạo hiểm của việc mở rộng thị phần dựa vào giá cả. “Xây dựng mặt hàng phần cứng không thể mang lại cho bạn lợi nhuận. Chỉ có xây dựng phần cứng hoạt động tốt cùng với xây dựng phần mềm và dịch vụ khác hoàn hảo mới đem lại lợi nhuận cho bạn”. Andrew Hargreaves nhà nghiên cứu của Pacific Crest Securities – hãng chuyên tư vấn đầu tư ngân hàng – nhận định.

Người ta bây giờ không còn quan tâm đến GHz, MHz và GB cũng như khả năng lưu trữ nữa. Họ chỉ quan tâm đến cái họ có thể làm và họ đạt được gì ở đó. Apple đã làm những việc này tốt hơn Microsoft. Họ sẵn sàng trả nhiều hơn cho điều đó.

Không có hạt đậu thần

Liệu những mục tiêu của Apple sẽ đi về đâu? Câu trả lời dường như vừa dễ vừa khó.

Sản xuất những sản phẩm tốt nhất ở những mức giá hợp lý nhất,” Gartenberg nhấn mạnh, “và chiếm được tâm trí của hầu hết người sử dụng”. Ông bổ sung "Điều này thật đơn giản như nó vốn có nhưng để thực hiện được thì thật là khó. Nó giống như ăn kiêng và tập thể dục. Khi ai đó hỏi tại sao bạn có thể giảm được nhiều cân đến vậy, và bạn sẽ trả lời họ rằng “tôi ăn kiêng và tập thể dục”. Họ sẽ rất thất vọng – đơn giản vì họ đang tìm kiếm một hạt đậu thần”.

Ông khẳng định “Không hề có bất kỳ một bí mật nào điều khiển thị trường. Chúng tôi biết phương pháp là gì. Thách thức đang chi phối nó”.

Thứ Năm, 09/04/2009 08:24
31 👨 155
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp