Thế giới 10 năm, 40 năm nữa sẽ như thế nào? Liệu sự tiếp tục của định luật Moore cuối cùng có cho phép chúng ta có một xã hội được điều hành bởi các robot tự động hay không?
Có những tranh luận, quan điểm cho rằng các công nghệ này sẽ trở thành hiện thực, nhưng cũng có những quan điểm có đủ bằng chứng, đặc biệt là từ các chuyên gia, dự đoán chúng "phi thực tế", khiến nhiều người lầm tưởng.
5. Ô tô bay
Chiếc ô tô bay đã được tiên tri trong nhiều thập kỷ. Bạn có thể đã xem video về các nguyên mẫu ô tô bay, cất cánh từ mặt đất, bay lơ lửng và có thể bị rơi. Nhưng chiếc ô tô bay đầu tiên đã thực sự được ra mắt vào năm 1917 và nhiều nỗ lực để tạo ra điều tương tự đã diễn ra sau đó.
Henry Ford (người sáng lập Công ty Ford Motor) đã từng dự đoán chiếc ô tô bay xuất hiện vào năm 1940 và đã có rất nhiều điều sai kể từ đó.
Bước sang thế kỳ 21, chúng ta dường như không còn đặt quá nhiều sự quan tâm vào chiếc ô tô bay nữa. Vì kinh phí cạn kiệt, NASA đã từ bỏ cuộc thi tìm kiếm các nhà phát minh để tạo ra phương tiện hàng không cá nhân và dường như không có cơ quan chính phủ nào khác, ngoại trừ DARPA, sẵn sàng thực hiện dự án.
Lý do đơn giản là có quá nhiều thách thức trong việc làm ra một chiếc ô tô bay được sử dụng rộng rãi. Chi phí, đường bay, an toàn, đào tạo lái xe… đều là những yếu tố cản trở việc phổ biến ô tô bay. Ngoài ra, ô tô bay có thể còn cần được trang bị khả năng đi trên đường như ô tô thông thường, đây cũng là một thách thức không dễ giải quyết.
Cuối cùng, ô tô bay có chi phí quá đắt, dự kiến có giá khoảng 200.000 USD.
4. Máy móc sẽ thống trị hành tinh
Một số người cho rằng trí tuệ nhân tạo thực sự có thể sánh ngang với con người về khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo. Nói cách khác, máy móc sẽ vượt qua con người về trí tuệ thông minh và trở thành loài thống trị hành tinh, có khả năng tạo ra những cỗ máy mới, thông minh hơn của riêng nó.
Mặt khác, nhiều người lại cho rằng nó sẽ liên quan đến sự bùng nổ sức mạnh tính toán đến mức mà con người và máy móc sẽ hợp nhất để tạo ra một thứ gì đó mới bằng một cách nào đó, chẳng hạn như bằng cách đưa tâm trí của chúng ta lên một mạng nơ-ron dùng chung.
Tuy nhiên, các nhà phê bình, học giả nổi tiếng như Douglas Hofstadter cho rằng những điều trên chỉ là "kịch bản khoa học viễn tưởng", mơ hồ và vô dụng.
3. Định luật Moore sẽ luôn đúng
Định luật Moore giải thích tại sao nhà sản xuất có thể giảm giá thành trong khi vẫn tiếp tục nâng cao hiệu suất của phần cứng và sức mạnh xử lý tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm.
Trên thực tế, Gordon Moore, nhà khoa học máy tính xây dựng định luật Moore vào năm 1965, đang đề cập đến việc kinh phí sản xuất chip, không phải những thành tựu khoa học đằng sau những tiến bộ trong thiết kế chip.
Moore tin rằng, trong 10 năm tới, chi phí sản xuất chip sẽ giảm một nửa mỗi năm, nhưng có thể sẽ không kéo dài.
Tuy nhiên, một số chuyên gia máy tính nổi tiếng đã tranh luận rằng định luật Moore không thể tồn tại quá hai thập kỷ. Tại sao định luật Moore bị mất đi? Bởi vì việc sản xuất chip trở nên đắt hơn nhiều khi các bóng bán dẫn trở nên nhỏ hơn.
2. Robot sẽ là bạn của chúng ta
Hiện đã có những robot y tế nguyên mẫu được thiết kế để hỏi bệnh nhân về các triệu chứng của họ và sau đó sẽ đưa ra lời khuyên. Bên cạnh đó, cũng có những robot dịch vụ, robot hút bụi…
Chúng ta có thể đang đặt quá nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng vào robot hoặc nhận thấy con người đang có xu hướng phụ thuộc vào máy móc. Tại một hội nghị năm 2009, các chuyên gia công nghệ đã bày tỏ lo ngại về cách bọn tội phạm có thể lợi dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo để hack thông tin hoặc mạo danh người thật. Từ đó, thách thức đặt ra cho chúng ta là giải quyết những vấn đề này sớm, vạch ra các tiêu chuẩn ngành ngay bây giờ, ngay cả khi không rõ công nghệ nào sẽ xuất hiện trong tương lai.
1. Có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu
Những tác động của biến đổi khí hậu như băng tan và mực nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng hơn. Các tác động dự kiến sẽ đặc biệt tồi tệ đối với hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển.
Nếu chúng ta không tạo ra khí nhà kính nữa kể từ ngày mai, thì thế giới vẫn sẽ tăng thêm 1°F ở thế kỷ này, bởi vì CO2 hiện có sẽ tồn tại trong khí quyển trong nửa thế kỷ trở lên. Khả năng có thể xảy ra thảm họa tăng từ 3 đến 6°F vào cuối thế kỷ.
Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu có thể giữ được mức độ nóng lên trong tầm kiểm soát để ngăn chặn những tình huống thảm khốc này hay không? Để có được câu trả lời chính xác thì cần sự chung tay nỗ lực ngăn chặn biến đổi khó hậu của toàn cầu, chẳng hạn như lập kế hoạch ứng phó với các thảm họa, hỗ trợ các khu vực ven biển, thành lập các đội phản ứng nhanh đối với hỏa hoạn cháy rừng...