10 tính năng có thể xuất hiện trong iOS 5

Apple sẽ trình bày về iOS 5 tại Hội nghị các nhà phát triển thế giới WWDC, nhưng liệu sẽ có những gì mới?

Trong diễn văn chính tại hội nghị WWDC (Worldwide Developer Conference) vào ngày 6/6/2011, cùng với Mac OS X Lion, iOS 5 cũng có thể sẽ được đề cập tới, nhưng 2 HĐH này xuất hiện tại sự kiện gặp mặt của các nhà phát triển trong các tình trạng rất khác nhau. Bản cập nhật mới nhất của Mac OS X đã được duyệt trước và đã có nhiều bản phát hành cho nhà phát triển. Trái lại, iOS 5 vẫn còn được giữ kín theo thông lệ của Apple. Bản cập nhật HĐH di dộng này có thể gọi là một “điều bí ẩn đã được biết”.

Phiên bản Mac OS X Lion đã được công bố chi tiết về những gì bạn có thể mong đợi. Nhưng đối với iOS 5, chúng ta phải suy diễn và đưa ra những giả thuyết về những gì Cupertino (trụ sở chính của Apple tại Mỹ) có trong kho, và không biết phiên bản mới này có giải quyết được các thiếu sót của phiên bản iOS hiện thời hay không.

Trước đây, một số vấn đề chung đã được nêu ra mà người dùng hy vọng Apple sẽ giải quyết, cùng với vài thay đổi tinh tế hơn, nhưng như chúng ta đã biết, Apple sẽ làm những gì họ muốn làm. Nên trước sự kiện lớn WWDC sẽ diễn ra vào tuần này, bài viết sẽ trình bày 10 tính năng mà nhiều người cho rằng sẽ có trong iOS, cùng với khả năng tương đối của chúng để tạo ra phong cách của Apple.

1. Thông báo:

10 tính năng có thể xuất hiện trong iOS 5
Thông báo gia đình: hộp khung thoại thông báo của iOS có vẻ rõ ràng là đã lạc hậu so với ngày nay.

Phải nói thẳng rằng, nếu có những gì mà chúng ta hy vọng sẽ có trong phiên bản kế tiếp của iOS, thì đó phải là một hệ thống thông báo cải tiến. Cách sử dụng nhắc nhở và thông báo hiện giờ của iOS cũng đã hữu dụng rồi, nhưng đó chỉ mới vừa đủ. Cách hiển thị mỗi lúc một khung thoại có thể dẫn đến tình trạng có nhiều lời nhắc, trong khi việc bạn muốn làm có thể là kiểm tra email mà thôi. Đó là chưa nói đến việc bạn tình cờ bị bỏ lỡ thư muốn đọc.

Các HĐH webOS của Palm và Android của Google đều đã giải quyết vấn đề này tốt hơn, dù chưa hoàn hảo, bằng cách cung cấp các khay ẩn và có thể mở rộng để theo dõi các thông báo, cho phép người dùng xem chúng ở thời điểm thích hợp.

Vấn đề là hệ thống này sẽ trông như thế nào trên iPhone. Sẽ không thể nào Apple lại chỉ bắt chước những gì các đối thủ của họ đã làm. Theo đúng kiểu Cupertino, chúng ta hy vọng sẽ thấy một giải pháp khôn ngoan hợp với kiểu cách thiết kế của iOS, dù cũng sẽ biết chắc là sẽ có vài điều làm chúng ta thất vọng.

Cơ hội: Có thể có.

2. Tích hợp đám mây:

Như chúng ta được biết, ít nhất là một phần của bài diễn văn chính WWDC sẽ nói về việc cung cấp dịch vụ đám mây mới của Apple, được khéo léo gọi là iCloud. Hiện không thể hình dung được là hãng sẽ đưa ra được sáng kiến có tầm cỡ nào mà không ràng buộc dịch vụ này với nền tảng di động đang được cuồng nhiệt ưa chuộng, nhưng câu hỏi vẫn là sự tích hợp này sẽ như thế nào. Không cần phải suy nghĩ, câu trả lời là sẽ có tính năng duyệt xem nội dung đa phương tiện (media streaming), nhưng liệu cũng sẽ có tính năng đồng bộ tập tin hay không? Hy vọng là có; việc chuyển đổi tập tin giữa các thiết bị iOS và máy Mac rất tốn thời gian, và nếu iCloud thay thế một phần MobileMe như chúng ta đang mong đợi, thì dịch vụ này sẽ thay thế tính năng không hoàn thiện iDisk của Apple với tính năng tương tự như Dropbox, một dịch vụ quá thành công.

Cơ hội: Chắc chắn sẽ có.

3. Cải tiến ứng dụng Mail:

10 tính năng có thể xuất hiện trong iOS 5
Màn hình dọc không được hài lòng: Chế độ màn hình dọc của ứng dụng Mail trong iPad trông vụng về. Tại sao lại không dùng kiểu tách khung?

Trong số các ứng dụng iOS chủ yếu, có thể cho rằng Mail được ưa chuộng nhất từ trước đến nay. Dường như mỗi lần cập nhật là Mail lại được cải tiến, và điều này chẳng ngạc nhiên gì; vì không những kiểm tra email là một trong những công việc mà người ta thường làm nhất khi dùng iPhone, mà đó còn có lẽ là một ứng dụng ít có cạnh tranh của hãng thứ ba.

Vậy còn có gì nữa để thêm vào ứng dụng Mail? Quả thật còn nhiều thứ, gồm tính năng gán cờ (flag) cho các thư, tính năng đánh dấu đã đọc nhiều thư, gửi thư cho nhóm liên lạc và khả năng thêm nhiều chữ ký. Và cũng không quên sửa đổi lại chế độ xem dọc của Mail trên iPad.

Trong khi không phải tất cả các tính năng nêu trên sẽ được đưa vào iOS 5, nhưng chắc chắn sẽ có một số tính năng được đưa vào, theo truyền thống thường xuyên sửa đổi ứng dụng Mail của Apple.

Cơ hội: Có thể sẽ có vài cập nhật cho Mail.

4. Tích hợp Twitter vào hệ thống:

Theo tin đồn hồi tuần rồi, một mục được đưa vào hơi muộn là việc tích hợp dịch vụ mạng xã hội Twitter cho cả hệ thống là một phần của các công nghệ cơ bản của iOS 5. Việc này có thể thực hiện theo 2 cách: Như là một tùy chọn trong ứng dụng Camera để chia sẻ hình ảnh và video đến dịch vụ Twitter; hoặc như một giao diện lập trình ứng dụng API (Application Programming Interface) cho các nhà phát triển thêm tích hợp Twitter vào ứng dụng của riêng họ. Hiện giờ, quy trình trên đòi hỏi các nhà lập trình phải tự đổi mới hoàn toàn, và với các điều lệ khách hàng hãng thứ ba mới và nghiêm ngặt hơn của Twitter, quy trình này sẽ khó khăn hơn. Nhưng nếu Apple và Twitter thỏa thuận được với nhau, nó sẽ dễ dàng hơn cho mọi người.

Cơ hội: Có thể có.

5. Tính năng nhận dạng giọng nói mở rộng:

Tính năng kiểm soát giọng nói (Voice Control) của iOS lần đầu tiên được sử dụng trong iPhone 3GS ra đời năm 2009. Tính năng này được công chúng nồng nhiệt đón nhận, vì tính tới thời điểm đó, bạn phải mày mò thật lâu điện thoại của bạn nếu muốn gọi điện, và nếu bạn đang lái xe thì không được an toàn lắm. Nhưng tính năng Voice Control còn bị hạn chế, và có vẻ tầm thường nếu so với nền tảng Android của Google - nền tảng này cho phép bạn dùng giọng nói của bạn bất kỳ nơi nào mà bạn có thể nhập dữ liệu. Nhưng khi Apple mua lại hãng phần mềm trợ giúp cá nhân Siri và có tin đồn Apple hợp tác với hãng chuyên về nhận dạng giọng nói Nuance, thì có thể tính năng nhận dạng giọng nói sẽ được mở rộng cho cả HĐH iOS.

Cơ hội: Khá.


6. Giao diện tải nền API:

10 tính năng có thể xuất hiện trong iOS 5
Game của năm: Game Center có hứa hẹn, nhưng không cung cấp được như một dịch vụ xã hội.

iOS 4 đã giới thiệu khả năng các ứng dụng lợi dụng được một số các tác vụ chạy nền. Đó là cách Pandora có thể tiếp tục duyệt xem phim trong khi bạn kiểm tra Mail, hay bạn có thể tiếp tục nói chuyện trên Skype trong khi vẫn tìm kiếm thông tin trên Web. Nhưng điều mà các ứng dụng của hãng thứ ba không thể làm được là tải thông tin xuống trong nền sau. Nên chỉ khi bạn mở ứng dụng Twitter bạn mới cập nhật được tweet của bạn, hoặc khi mở trình đọc RSS thì bạn mới cập nhật dữ liệu mới. Không có lý do gì mà Apple không thể quyết định bổ sung một hệ thống mà trong đó các ứng dụng đăng ký yêu cầu thông tin mới, và rồi tải các thông tin nói trên xuống khi hệ thống ở chế độ nhàn rỗi. Apple sẽ thực hiện việc này không?

Cơ hội: Có lẽ.

7. Game Center 2.0:

Dịch vụ đối đầu của iOS đối với Xbox Live được đưa vào iOS 4.1, và trong khi dịch vụ này sau cùng đã bắt đầu lôi cuốn được các nhà phát triển game, thì các mặt hạn chế của nó đã hiện ra quá rõ. Thiếu tính năng thông tin tích hợp, không có vị trí ổn định cho các lời mời bị nhỡ, các tính năng xã hội và tùy biến còn chưa hấp dẫn – tất cả những yếu tố này khiến cần phải sửa đổi nhiều cho dịch vụ này. iOS đã trở thành một nền tảng game chủ yếu, và Apple cần phải tiến xa hơn: không chỉ thừa nhận điều này, mà còn ngay lập tức nắm lấy thời cơ này. Hãng nên thêm một dịch vụ cho phép đồng bộ game giữa các thiết bị iOS. Nên chăng thành lập một Game Center cho Mac?

Cơ hội: Thấp, nhưng hy vọng sẽ có.

8. Xem lại Springboard:

10 tính năng có thể xuất hiện trong iOS 5
Quá nhiều thư mục: Màn hình chính Springboard tuyệt vời khi có khoảng 10 ứng dụng, nhưng khi số ứng dụng lên đến hàng trăm thì khó sử dụng.

Bạn có thể gọi màn hình chính của iOS là một trong những đặc trưng mẫu mực nhất của HĐH này, nhưng đã bị lỗi thời. Ngay cả khi iOS 4 thêm các thư mục, thì nó cũng chỉ giúp hầu hết người dùng iPhone kiểm soát được các ứng dụng ngày càng có nhiều của họ. Và nếu bạn là người dùng nhiều ứng dụng, thì bạn biết chuyện này hơn hầu hết mọi người. Đã đến lúc Apple phải thú nhận là Springboard được thiết kế cho thời chỉ có vài chục ứng dụng mà thôi, và nó đã hết khả năng khi App Store cung cấp khoảng nửa triệu ứng dụng. Trong khi đó, Microsoft đã cố tập trung màn hình chính trong HĐH Windows Phone 7 vào những gì người dùng muốn làm khi họ cầm điện thoại lên.

Cơ hội: Không sáng sủa lắm.

9. FaceTime 3G:

Mọi thiết bị của Apple ngày nay đều có ứng dụng FaceTime, từ iPhone, iPod Touch hay iPad, đến máy Mac. Nhưng ứng dụng này luôn bị giới hạn là phải có kết nối Wi-Fi. Khi công bố tính năng chat video tại WWDC năm ngoái, Apple cho biết sẽ xét đến việc đưa vào tính năng kết nối 3G, vậy tại sao bây giờ lại không thực hiện? Để rồi bạn có thể thoại video với gia đình và bạn bè ở bất kỳ nơi nào. Để rồi đôi khi kết nối Wi-Fi bị kém chất lượng, bạn còn có 3G.

Cơ hội: Còn nghi ngờ.

10. Công cụ (Widget):

Bạn có thể xếp mục này cùng nhóm với phần thông báo hay làm mới Springboard, nhưng để làm gì? Sẽ tuyệt vời nếu bạn có thể nhìn vào màn hình chính và thấy đủ loại thông tin hữu ích, như dự báo thời tiết, tình trạng cổ phiếu, email chưa đọc hay cuộc gọi nhỡ, tin mới nhất... Hãy tưởng tượng tất cả các thông tin bạn có thể thu thập mà không cần phải mở ứng dụng. Tuyệt vời, phải không? Nghe có vẻ giống Dashboard của HĐH Mac, nhưng hữu ích hơn. Việc này rất thuận tiện, mà sao Apple chưa cung cấp?

Cơ hội: Khó xảy ra.

Dĩ nhiên, trên đây chỉ là một vài tính năng chọn lọc mà một bản cập nhật iOS có thể đưa vào, và ai cũng biết Apple thường sau cùng đưa ra một vài ngạc nhiên. Chúng ta sẽ biết nhiều hơn khi iOS 5 được phát hành vào sáng ngày 6/6/2011 (giờ Mỹ) – và có thể sẽ có một danh sách góp ý các tính năng được cập nhật vào chiều cùng ngày.

Thứ Hai, 06/06/2011 17:10
31 👨 190
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp