- Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lớn nhất trong năm vào đêm nay, có thể quan sát bằng mắt thường
- Những sự kiện thiên văn được mong đợi nhất năm 2017
Vào đêm nay và rạng sáng mai 21/10 nếu thời tiết cho phép, những người yêu thiên văn học tại Việt Nam sẽ có cơ hội được quan sát trận mưa sao băng Orionid- đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình với khoảng 20-30 vệt sao băng mỗi giờ.
Cao điểm của trận mưa sao băng có thể diễn ra vào 2 đêm 20-21/7/2017. Đêm thứ Bảy và rạng sáng Chủ nhật có thể là thời điểm tốt để xem. Vào cả hai đêm, những vệt sao băng có thể quan sát được khi trời đã tối hẳn. Có lẽ sẽ có nhiều vệt nhất khoảng vài giờ trước bình minh ngày 21 tháng 10, nhưng hãy thử xem cả ở thời điểm trước bình minh ngày 22 tháng 10. Ở vùng tối, bạn có thể thấy tối đa khoảng 10 đến 15 vệt mỗi giờ. May mắn là hôm nay mới mùng 1 âm, trăng non và không ảnh hưởng đến việc bạn ngắm mưa sao băng Orionid.
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), cho biết khoảng 12h ngày 20/10, chòm sao Orionid sẽ xuất hiện trọn vẹn trên bầu trời phía đông và người quan sát có thể nhìn rõ chòm sao này nếu có góc nhìn thoáng về phía đông.
Trong trường hợp góc nhìn không đủ rộng trong đêm nay, thì mọi người cũng có thể quan sát mưa sao băng vào lúc nửa đêm đến 1h sáng 21/10. Tới khoảng 3h30-4h, chòm sao sẽ lên cao nhất và sau đó tiếp tục di chuyển về phía tây.
Vào đêm đạt cực điểm, chòm sao Orionid có thể đạt từ 20 đến 30 ngôi sao mỗi giờ cho người quan sát từ mặt đất.
Tuy nhiên, thời gian diễn ra cực điểm của trận mưa sao băng này ở Việt Nam cùng với thời điểm của Mặt Trăng ở gần chòm sao Orion. Do đó, ít nhiều việc quan sát sao băng của bạn sẽ bị cản trở khi số lượng sao băng sẽ giảm đáng kể. Dự kiến, số lượng sao băng chỉ còn khoảng 10- 15 sao mỗi giờ ở những khu vực có thời tiết, khí quyển lý tưởng và ở một số nơi nếu không khí bị ô nhiễm cao thì lượng sao băng còn có thể giảm hơn.
Trận mưa sao băng này, bạn có thể quan sát bằng mắt thường từ mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ông Sơn còn cho biết thêm để quan sát trận mưa sao băng Orionid này bạn không cần dùng đến bất kỳ dụng cụ đặc biệt nào. Do xem vào rạng sáng vì thế người xem nên chú ý thời tiết để mặc đồ phù hợp đảm bảo sức khỏe khi ra ngoài vào ban đêm.
Theo trang Earthsky.com, sao băng không thật sự là "sao". Chính xác hơn, sao băng là những vật thể trong không gian bị bốc cháy ở bầu khí quyển của trái đất.
Mưa sao băng Orionid bao gồm những hạt bụi bị cháy của Sao chổi Halley. Khi Trái đất di chuyển quanh mặt trời trên quỹ đạo của mình và đi ngang qua những đám bụi do Sao chổi Halley để lại, các hạt bụi này bốc cháy ở khí quyển của trái đất, tạo thành mưa sao băng rơi xuống.
Mỗi năm, quỹ đạo của Trái đất sao giao với quỹ đạo của Sao chổi Halley 2 lần, một lần vào tháng 5, tạo ra trận mưa sao băng Eta Aquarid, và một lần vào tháng 10, hình thành nên mưa sao băng Orionid.