Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của NGC 1614, một trong những thiên hà kỳ lạ nhất

Mới đây, kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA tiếp tục gửi về Trái đất một hình tuyệt vời, cho thấy cái nhìn tương đối chi tiết về thiên hà “kỳ lạ” NGC 1614, nằm cách xa hành tinh của chúng ta 200 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Eridanus (Dòng sông). Sở dĩ gọi NGC 1614 là thiên hà kỳ lạ bởi hình dạng bất thường của nó bắt nguồn từ sự hợp nhất của hai thiên hà một to, một nhỏ trong quá khứ hàng tỷ tỷ năm trước - điều rất hiếm khi xảy ra và cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể nắm được cơ chế chính xác.

“Do quá khứ đầy biến động và diện mạo kỳ dị ở thời điểm hiện tại, các nhà thiên văn học phân loại NGC 1614 là thiên hà đặc biệt, sự kết hợp giữa một thiên hà chứa đầy sao và một thiên hà hồng ngoại phát sáng rực rỡ. Các thiên hà hồng ngoại phát sáng là một trong những vật thể sáng nhất trong Vũ trụ - và NGC 1614, trên thực tế, là thiên hà sáng thứ hai mà con người từng biết đến trong phạm vị 250 triệu năm ánh sáng tính từ Trái đất”, các nhà khoa học Hubble giải thích.

Thiên hà NGC 161
Thiên hà NGC 161

Theo kết luận của giới chuyên môn, vụ va chạm giữa hai thiên hà tạo thành NGC 1614 trong quá khứ cũng dẫn đến một luồng khí hỗn loạn giữa các ngôi sao từ thiên hà nhỏ và hạt nhân của thiên hà lớn, dẫn đến một vụ nổ hình thành sao bắt đầu từ trong lõi và từ từ lan ra bên ngoài qua thiên hà. Đây chính là yếu tố tạo nên hình dáng kỳ lạ của NGC 1614.

Về cơ bản, sự hợp nhất giữa các thiên hà xảy ra khi hai hoặc nhiều thiên hà va chạm nhau trong một tương tác thường xuyên nhưng theo chiều hướng “bạo lực”. Vụ va chạm bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn trong các thiên hà, giữ bụi và khí lại với nhau và kéo chúng về phía trung tâm. Tuy nhiên hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang thắc mắc lý do tại sao những vụ va chạm kiểu này đôi khi dẫn đến hiện tượng một thiên hà trong số này bị phá hủy dữ dội, trong khi ở những lần khác lại dẫn đến việc hai thiên hà hợp nhất thành một thiên hà mới, như trường hợp của NCG 1614.

Dữ liệu thu được từ Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA cho thấy sự khác biệt giữa hai kết quả nêu trên có thể liên quan đến tính ổn định của lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của mỗi thiên hà. Sự tồn tại của các lỗ đen lớn, ổn định cho phép thiên hà tiếp tục sản sinh ra những ngôi sao mới và tạo điều kiện hợp nhất. Trong khi các lỗ đen cũng lớn nhưng thiếu ổn định sẽ phát ra những luồng sóng xung kích “chết người” ngăn cản sự hình thành sao và dần dẫn đến sự suy tàn của thiên hà.

Thứ Ba, 11/08/2020 10:39
31 👨 1.373
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ