Trung Quốc đặt mục tiêu mang mẫu vật sao Hỏa đầu tiên về Trái đất trước NASA

Trở lại thời điểm cuối năm 2020, cơ quan vũ trụ quốc gia của Trung Quốc (CNSA) đưa ra thông báo cho biết đã phóng thành công tên lửa mang tên mình tàu vũ trụ Chang'e-5 chính thức bắt đầu sứ mệnh khám phá mặt trăng của người Trung Quốc sau gần 5 thập kỷ trì hoãn.

Sau gần 2 năm, Quốc gia đông dân nhất thế giới tiếp tục khởi động một dự án thậm chí còn tham vọng hơn: Mang mẫu vật từ sao Hỏa về Trái đất.

Theo thông tin từ SpaceNews, Trung Quốc vừa khởi động một sứ mệnh mới có tên Tianwen-1 (Thiên Vấn 1), với mục tiêu thu thập mẫu vật từ sao Hỏa và mang về Trái Đất vào năm 2031, tức là sớm hơn 2 năm so với kế hoạch tương tự của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Nếu thành công, Trung quốc tất nhiên sẽ trở thành quốc gia đầu tiên mang được mất vật từ sao Hỏa về Trái đất - một thành tựu mang tính lịch sử với không chỉ CNSA, mà còn là cả lĩnh vực vật lý thiên văn toàn cầu.

Tiến sĩ Sun Zezhou, tổng công trình sư của dự án, đã phác thảo nhiệm vụ mới liên quan đến việc thu thập mẫu vật từ sao Hỏa, trong đó bao gồm 2 lần phóng lớn. Ở giai đoạn một của sứ mệnh, tàu vũ trụ sẽ cất cánh đến với Hành tinh Đỏ vào cuối năm 2028. Sứ mệnh kết thúc bằng việc mẫu vật được mang trở lại Trái đất vào tháng 7 năm 2031.

Trung Quốc đặt mục tiêu mang mẫu vật sao Hỏa đầu tiên về Trái đất trước NASA

Một phần lý do khiến sứ mệnh Thiên Vấn 1 dự kiến diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn, chỉ hơn 3 năm, là bởi cấu ​​trúc đơn giản hơn đáng kể so với dự án chung của NASA và ESA. Sẽ chỉ có một cuộc đổ bộ lên sao Hỏa duy nhất trong toàn bộ sứ mệnh Thiên Vấn 1, ngoài ra quy trình thu thập mẫu cũng đơn giản hơn nhiều, không có xe tự hành lấy mẫu tại các địa điểm khác nhau.

Trong một báo cáo được đưa ra năm ngoái, CNSA đã tự tin khẳng định rằng họ hiện sử hữu công nghệ cần thiết để tiếp cận sao Hỏa và triển khai tàu thám hiểm lên bề mặt của hành tinh này. Tuy nhiên, việc mang trở lại các mẫu vật về Trái đất sẽ đòi hỏi một số bước bổ sung phức tạp hơn. Bao gồm cho nổ vật liệu trở lại không gian, chuyển mẫu vào một tàu vũ trụ liên kết với Trái đất, hạ cánh trở lại Trái đất và thả mẫu vật xuống mặt đất an toàn.

Ngược lại, sứ mệnh của CNSA và NASA rất phức tạp và đòi hỏi một lượng lớn nghiên cứu cũng như thử nghiệm. Cả hai cơ quan đều nhận thức rõ rằng luôn có khả năng xảy ra sai sót ở bất kỳ giai đoạn nào.

Trung Quốc đã và đang đầu tư rất mạnh các chương trình nghiên cứu không gian mang tính chiến lực của mình. Bên cạnh các sứ mệnh trên sao Hỏa và mặt trăng, CNSA mới đây cũng đã đạt được một thành tựu lớn khi đưa vào vận hành thành công một trạm vũ trụ của riêng mình trên quỹ đạo Trái đất thấp.

Thứ Bảy, 25/06/2022 23:37
52 👨 318
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ