Ngày trên Trái đất từng dài tới 26,2 tiếng, thay vì 24 tiếng như hiện tại

Ngày nay, ngày trên Trái Đất kéo dài khoảng 24 giờ, nhưng trước đây một ngày trên từng dài hơn hiện nay hơn hai giờ - tức khoảng 26,2 tiếng.

Theo công bố mới đây của các nhà nghiên cứu, trong hai giai đoạn khoảng 650 triệu đến 500 triệu năm trước, trùng với sự kiện bùng nổ Cambri và khoảng 340 triệu đến 280 triệu năm trước, trùng với thời kỳ các tảng băng khổng lồ bao phủ hành tinh, ngày trên Trái Đất từng dài tới 26,2 tiếng. Nguyên nhân là do Mặt Trăng đã dần di chuyển xa khỏi Trái Đất, kéo hành tinh của chúng ta dần di chuyển xa hơn, đồng thời làm giảm năng lượng động lực của hành tinh. Điều này khiến Trái Đất quay chậm lại và ngày trở nên dài hơn.

Ngày trên Trái đất

Hiện nay, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất ở khoảng cách trung bình 384,400 km nhưng không phải lúc nào hành tinh của chúng ta cũng ở vị trí hiện tại.

Nhóm nghiên cứu do nhà địa chất He Huang từ Đại học Công nghệ Thành Đô ở Trung Quốc dẫn đầu đã phân tích tám tập dữ liệu từ các lớp đá biển có niên đại từ khoảng 700 triệu đến 200 triệu năm trước ghi lại sức mạnh của thủy triều theo thời gian kết hợp với các mô hình lực thủy triều giữa Mặt Trăng và Trái Đất để lập bản đồ tốc độ quay của Trái Đất trong khoảng nửa tỷ năm nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, trong hai giai đoạn trên, có một mô hình "cầu thang" trong vòng quay của Trái Đất, sự quay của hành tinh thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ. Trong hai giai đoạn này Mặt Trăng xa Trái Đất hơn trung bình 20,000 km và ngày trên Trái Đất dài hơn hiện nay 2,2 giờ.

Nghiên cứu cũng đặt ra nghi ngờ về một giả thuyết khác cho rằng phần lớn sự giảm tốc là do lực thủy triều trực tiếp gây ra.

Thứ Bảy, 31/08/2024 19:47
31 👨 35
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học