Trắc nghiệm về kiến thức khoa học tổng hợp

Các câu hỏi trắc nghiệm về khoa học đời sống sẽ giúp bạn ôn lại và tổng hợp kiến thức vốn có. Dưới đây là các câu hỏi về kiến thức trên thế giới.

Ở thử thách kiến thức khoa học kỳ này, hãy cùng thử tài giải mã cấu tạo của sao chổi, nhận diện đơn vị đo lường; sắp xếp thời gian ra đời của các phát minh… mục đích thực sự của chiếc khăn màu đỏ mà các đấu sĩ bò tót sử dụng hay thậm chí là cách thức ăn được tiêu hóa trong bụng chúng ta!

Xem thêm:

  • Câu 1. Loài nào dưới đây thuộc nhóm "Động vật máu nóng"?
    • Tắc kè hoa
    • Ếch
    • Cá sấu 
    • Chuột 
    Động vật máu nóng hay còn gọi là động vật hằng nhiệt là tập hợp những loài có nhiệt độ cơ thể ổn định, không bị biến thiên tự do theo nhiệt độ môi trường.
  • Câu 2. Đâu không phải là một ngôn ngữ lập trình?
    • C++
    • JavaScript
    • Pascal
    • Hyperlink
    Ngôn ngữ lập trình được dùng để lập trình máy tính, tạo ra các chương trình máy nhằm mục đích điều khiển máy tính hoặc mô tả các thuật toán để người khác đọc hiểu.
  • Câu 3. Cuộc gọi được thực hiện đầu tiên trên thế giới là giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và...?
    • Vợ của ông
    • Thị trưởng thành phố
    • Cục đăng ký phát minh
    • Người trợ lý
    Đó là cuộc gọi giữa Alexander Graham Bell và người trợ lý ngồi cách đó chỉ 4,5 mét với nội dung: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!”
  • Câu 4. Đơn vị nào dưới đây không được dùng để đo thể tích?
    • Lít
    • Gallon (gal)
    • Ounce(oz)
    • Yard
    Yard là đơn vị đo chiều dài được sử dụng trong hệ đo lường Anh và Mỹ.1 Yard = 0,9144 mét.
  • Câu 5. Hubble là kính viễn vọng không gian đầu tiên trên thế giới?
    • Đúng
    • Sai 
    Kính thiên văn vũ trụ Hubble là một kính thiên văn của NASA, nặng 12 tấn có kích cỡ tương đương một chiếc xe bus. Nó được đưa lên và hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất vào năm 1990.
  • Câu 6. "Năm ánh sáng" là đơn vị dùng để đo đại lượng nào trong vũ trụ?
    • Thời gian
    • Vận tốc
    • Khoảng cách
    1 năm ánh sáng xấp xỉ 9,461 nghìn tỷ kilomet
  • Câu 7. Phát minh nào dưới đây ra đời sớm nhất?
    • Kính thiên văn
    • Máy điện báo
    • Điện thoại
    Kính thiên văn hay kính viễn vọng ra đời rất sớm cụ thể là vào đầu thế kỷ 17.
  • Câu 8. Mạng toàn cầu (World Wide Web) được ra đời ở đâu?
    • Mỹ
    • Thụy Sĩ
    • Anh
    • Pháp
    WWW được Tim Berners-Lee, một chuyên gia tại viện nghiên cứu CERN, Geneva, Thụy Sĩ phát minh ngày 12 tháng 3 năm 1989.
  • Câu 9. Loài nào dưới đây không phải là "Loài bản địa" của Việt Nam?
    • Ốc bươu vàng
    • Cây cao su
    • Cá rô phi
    • Tất cả các đáp án trên đều đúng
    Loài bản địa là một thuật ngữ để chỉ về một loài có nguồn gốc trong một khu vực nhất định, là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên và không có sự can thiệp của con người.
  • Câu 10. Loài cây nào dưới đây là thực vật Hạt trần?
    • Cây điều
    • Cây hạnh nhân
    • Cây óc chó
    • Cây vạn tuế
    Thực vật hạt trần là một nhóm thực vật có hạt chứa trên các cấu trúc tương tự như hình nón (còn gọi là quả nón, mặc dù chúng không phải là quả thực thụ) chứ không phải bên trong quả như thực vật hạt kín. Chính vì vậy,thực vật hạt trần cũng không hề có hoa như thực vật hạt kín.
  • Câu 11. Các nhà khoa học thường định tuổi hóa thạch dựa vào chất phóng xạ có trên mẫu vật?
    • Đúng
    • Sai 
    Bằng cách so sánh giữa lượng của các đồng vị liên quan đến quá trình phân rã phóng xạ của một hay vài đồng vị đặc trưng trên mẫu hóa thạch, các nhà khoa học có thể xác định được niên đại của mẫu vật đó. Thông thường người ta thường sử dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị Cacbon-14
  • Câu 12. Màu đỏ trên chiếc khăn mà đấu sĩ bò tót sử dụng sẽ khiến con vật thêm phần hung hăng và tức giận hơn?
    • Đúng 
    • Sai 
    Trên thực tế bò tót bị mù màu, con vật trở nên tức giận chính là do nhìn vào chuyển động rối mắt của chiếc khăn đỏ này và thêm một vài nguyên do khác.
  • Câu 13. Loại củ nào thường được dùng làm thức ăn dưới đây thực chất là phần rễ của cây?
    • Củ khoai tây
    • Củ hành tây
    • Củ năng (củ mã thầy)
    • Củ cà rốt
    Củ cà rốt mà chúng ta ăn thực chất là rễ cái của cây cà rốt.
  • Câu 14. Nhà khoa học nào dưới đây là người tìm ra vắc-xin chữa bệnh Dại?
    • Hippocrates
    • Louis Pasteur
    • Albert Einstein
    • Edward Jenner
    Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1822 tại thành phố Dole (Pháp). Ông tốt nghiệp hạng ưu tại Đại học Besancon (Pháp). Vắc-xin phòng bệnh dại do nhà khoa học này phát minh ra lần đầu tiên được sử dụng vào ngày 6 tháng 7 năm 1885 ở một bé trai tên là Joseph Meister, người bị chó dại cắn trước đó và đã thành công.
  • Câu 15. Theo các nhà thiên văn học, thành phần chủ yếu cấu tạo nên sao chổi là gì?
    • Kim loại
    • Đất đá
    • Dung nham nóng chảy
    • Băng
    Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Cụ thể hơn, thành phần của sao chổi sẽ thường bao gồm cacbonic, mêtan và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
  • Câu 16: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?
    • A. Các hiện tượng tự nhiên

    • B. Các tính chất của tự nhiên

    • C. Các quy luật tự nhiên

    • D. Tất cả các ý trên

  • Câu 17: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
    • A. Vật lí học

    • B. Khoa học Trái Đất

    • C. Thiên văn học

    • D. Tâm lí học

  • Câu 18: Vật nào sau đây là vật sống?
    • A. Con robot

    • B. Con gà

    • C. Lọ hoa

    • D. Trái Đất

  • Câu 19: Vật nào sau đây là vật không sống?
    • A. Quả cà chua ở trên cây

    • B. Con mèo

    • C. Than củi

    • D. Vi khuẩn

  • Câu 20: Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào?
    • A. Hóa học

    • B. Vật lí học

    • C. Sinh học

    • D. Hóa học và sinh học

Bạn cần cố gắng hơn 
Kiến thức khoa học của bạn cũng tốt đấy 
Bạn trả lời rất xuất sắc 
Kiểm tra kết quả Làm lại
Thứ Sáu, 08/11/2024 16:19
4,610 👨 17.218
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học vui