Một mạng lưới gồm 320 gen mới vừa được các nhà khoa học Anh phát hiện nó có liên quan tới căn bệnh động kinh ở người.
Trước giờ, bệnh động kinh được hiểu là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ.
Cơn động kinh là bao gồm các triệu chứng có thể thay đổi từ rất nhanh chóng, ngắn gọn và gần như không thể phát hiện liền đến các cơn động kinh thời gian dài với các chấn động gây ra mạnh mẽ. Trong cơn động kinh, co giật có xu hướng tái phát.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học Anh đã xác định ra một hệ thống mạng lưới gen gồm 320 gen nằm trong não và được đặt tên khoa học là M30. Và nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng mạng lưới gen M30 có liên quan mật thiết, chi phối tới căn bệnh động kinh.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi não bộ bị tổn thương, hoặc đột quỵ sau tai biến hay nhiễm trùng não... thì mạng lưới gen M30 này sẽ dễ bị tổn thương, từ đó có khả năng chi phối, gây rối loạn hệ sinh học di truyền trong não và trở thành một trong những tác nhân trung gian gây ra bệnh động kinh.
Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục giải mã, sắp xếp lại và tìm ra đâu là những gen mục tiêu, gây bệnh động kinh mạnh nhất trong số hơn 300 gen này qua công nghệ tiếp cận sinh học, y học di truyền thần kinh. Từ đó sẽ tìm phương pháp điều trị thích hợp.
"Việc phát hiện ra mạng lưới gen mới này sẽ mở đường rộng hơn cho việc tìm kiếm phương pháp cũng như chế tạo lại thuốc điều trị bệnh động kinh...”- Michael Johnson, giáo sư tại trường Imperial College London tại Anh nói trong một tuyên bố.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Biology Genome.