Chiêm ngưỡng hình ảnh thiên hà sứa kỳ lạ qua con mắt của kính thiên văn Hubble

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA lại tiếp tục cho thấy tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực nghiên cứu thiên văn học, khi mang về cho nhân loại bức ảnh có một không hai về loại thiên hà có hình dáng cực kỳ khác thường đúng như tên gọi của nó: Thiên hà sứa.

Thiên hà sứa JO206 chính là tâm điểm của hình ảnh tuyệt đẹp mới được chụp bởi hệ thống Wide Field Camera 3 của Hubble. Nằm cách Trái đất 700 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Bảo Bình, JO206 vẫn hiện nên rõ nét với nguồn sáng mãnh liệt ở trung tâm của thiên hà, cùng với đó là những đường đường gân dài nó vươn ra phía dưới bên phải, biểu thị cho các khu vực có tương tác mạnh. Cũng chính những đường gân này là yếu tố tạo nên hình dáng độc đạo của thiên hà, gợi liên tưởng đến một con sứa khổng lồ trôi nổi giữa khoảng không vũ trụ sâu thẳm.

Thiên hà sứa JO206 trong hình ảnh chụp từ Kính viễn vọng Không gian Hubble, cho thấy một đĩa hình thành sao đầy màu sắc được bao quanh bởi một đám mây bụi phát sáng nhạt. Một số ngôi sao sáng ở tiền cảnh với các gai nhiễu xạ chéo nhau nổi bật trên phông nền đen như mực ở cuối ảnh. JO206 nằm cách Trái đất hơn 700 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Bảo Bình.
Thiên hà sứa JO206 trong hình ảnh chụp từ Kính viễn vọng Không gian Hubble, cho thấy một đĩa hình thành sao đầy màu sắc được bao quanh bởi một đám mây bụi phát sáng nhạt. Một số ngôi sao sáng ở tiền cảnh với các gai nhiễu xạ chéo nhau nổi bật trên phông nền đen như mực ở cuối ảnh. JO206 nằm cách Trái đất hơn 700 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Bảo Bình.

Về lý thuyết, khi một thiên hà đi qua một cụm thiên hà, nó không chỉ di chuyển trong không gian trống rỗng.mà còn lướt qua những đám mây khí plasma khuếch tán, được gọi là môi trường bên trong cụm, nóng hơn không gian xung quanh bên ngoài cụm. Khi thiên hà di chuyển qua môi trường này, nó tạo ra lực cản đẩy khí ra khỏi thiên hà và kiến tạo thành những chiếc “đuôi” dài chạy phía sau phần thân chính của thiên hà - xúc tu của thiên hà sứa.

Trong quá khứ, Hubble cũng đã từng chụp được một số thiên hà sứa khác, như JO201 và JW100. Kính viễn vọng không gian này thường được sử dụng để nghiên cứu các thiên hà sứa nói chung vì tỷ lệ hình thành sao ở đuôi của chúng rất cao, và các nhà thiên văn học muốn hiểu sự hình thành sao có sự khác biệt như thế nào khi nó xảy ra cách xa trung tâm của một thiên hà. Nhưng hóa ra quá trình này dường như rất giống nhau, cho dù nó xảy ra ở trung tâm thiên hà sứa hay ở rìa đuôi (xúc tu) của nó.

Chủ Nhật, 18/06/2023 07:53
31 👨 289
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ