Chiêm ngưỡng khoảnh khắc khai sinh của hàng triệu ngôi sao dưới con mắt của kính thiên văn James Webb

Từ cuối thập niên 1990, NASA đã phối hợp cùng Cơ quan Vũ trụ châu Âu để phát triển James Webb, với kinh phí khoảng 10 tỷ USD. James Webb là kính viễn vọng mạnh mẽ và hiện đại nhất mà con người từng tạo ra, và được kỳ vọng sẽ cung cấp những hình ảnh với độ chi tiết chưa từng có về vũ trụ, hỗ trợ các nhà khoa học khám phá, tìm hiểu về vũ trụ cũng như sự sống ngoài Trái Đất.

Trong vài tháng qua, các nhà thiên văn học đã tích cực sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb để nghiên cứu cấu trúc bụi và khí tạo ra các ngôi sao nằm trong những thiên hà gần với Dải Ngân Hà. Giờ đây, một số nhà nghiên cứu đã chia sẻ thêm về những phát hiện cũng như ý nghĩa của chúng đối với sự hiểu biết của nhân loại về cách các thiên hà hình thành và phát triển.

Có tên gọi “Physics at High Angular resolution in Nearby Galaxies” (PHANGS), dự án nghiên cứu này đã sử dụng James Webb để quan sát một số thiên hà tương tự như Dải Ngân hà của chúng ta, với mục đích tìm hiểu xem các ngôi sao đang hình thành bên trong chúng như thế nào. Có tổng cộng 19 thiên hà lân cận nằm trong phạm vi nghiên cứu của dự án PHANGS.

Các nhà nghiên cứu đang có những cái nhìn thoáng qua đầu tiên về quang cảnh bên trong các thiên hà xoắn ốc xa xôi để xem cách các ngôi sao hình thành và cách chúng thay đổi theo thời gian, nhờ vào khả năng nhìn xuyên qua lớp mây bụi và khí của Kính viễn vọng Không gian James Webb.
Các nhà nghiên cứu đang có những cái nhìn thoáng qua đầu tiên về quang cảnh bên trong các thiên hà xoắn ốc xa xôi để xem cách các ngôi sao hình thành và cách chúng thay đổi theo thời gian, nhờ vào khả năng nhìn xuyên qua lớp mây bụi và khí của Kính viễn vọng Không gian James Webb.

Thông qua hệ thống thiết bị hồng ngoại tiên tiến của James Webb, các nhà nghiên cứu có thể nhìn xuyên qua những đám mây bụi và khí dày đặc, vốn cực kỳ mờ đục nếu nhìn trong phạm vi ánh sáng khả kiến. Khi các vật thể trở nên ấm hơn, chúng phát ra nhiều ánh sáng hồng ngoại hơn, vì vậy các thiết bị của James Webb có thể dễ dàng quan sát thấy những túi bụi và khí ấm hơn nằm ở đâu, cũng như giúp xác định điều này về cơ bản có liên quan như thế nào đến những khu vực nơi các ngôi sao đang hình thành. “Ánh sáng hồng ngoại thực sự là chìa khóa để truy tìm vũ trụ lạnh giá và xa xôi”.

Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã quan sát được 15 trong tổng số 19 thiên hà mục tiêu. Đối với những thiên hà được phân tích cho đến nay, các nhà khoa học cứu đã thu thập được thông tin về sự phân bố và độ ấm của các ngôi sao, từ đó ước tính được tuổi của những ngôi sao này. Đã có một số sự bất ngờ, vì nhiều hình ảnh quan sát được cho thấy những ngôi sao dường như trẻ hơn mong đợi.

“Tuổi của những quần thể [stellar] này còn rất trẻ. Chúng thực sự chỉ mới bắt đầu tạo ra những ngôi sao mới và đang trong giai đoạn kiến tạo tích cực nhất”, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Chính quá trình hình thành sao là nhân tố làm nên sự phát triển và thịnh vượng cho một thiên hà. Quá trình hình thành sao là một sự cân bằng tinh tế để có đủ vật chất cho các ngôi sao mới sinh ra. Đó là một vòng tròn phát triển khép kín và đầy năng động.

Thứ Hai, 27/03/2023 12:42
31 👨 286
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ