Nhiều loài động vật sở hữu đôi mắt có tầm nhìn rộng hơn, nhìn thấy nhiều màu sắc hơn con người nên thế giới của góc nhìn của chúng rất khác. Vậy, thế giới trông như thế nào qua góc nhìn của động vật? Cùng xem loạt ảnh dưới đây để có câu trả lời.
Chim
Loài chim có thể nhìn thấy nhiều màu sắc, có thể quan sát được tia cực tím do có 4 loại tế bào hình nón trong mắt, nhiều hơn con người (3 tế bào hình nón).
Tuy nhiên, mỗi loài chim lại có góc nhìn với thế giới khác nhau, ví như chim hoàng yến được cho là có thể nhìn thấy màu xanh lam, trong khi nhiều loài khác lại không có.
Mèo
Mèo có thể nhìn được trong điều kiện ánh sáng yếu do có nhiều tế bào hình que trong mắt hơn con người.
Ngoài ra, mèo có trường thị giác rộng (200 độ) nhiều hơn so với con người là 180 độ, nên chúng có thể nhìn thấy nhiều thứ hơn chúng ta trong cùng một hướng quan sát.
Tuy nhiên, mèo lại nhìn thế giới xung quanh mờ hơn nhiều so với chúng ta.
Tôm bọ ngựa
Loài tôm bọ ngựa sở hữu một đôi mắt phức tạp với 16 tế bào cảm quang và bộ lọc giúp chúng có thể nhận biết các tia cực tím thành các màu riêng biệt.
Dê
Con người của de có hình chữ nhật giúp thị giác của loài động vật này có cảm giác chiều sâu tốt hơn.
Ngoài ra, đồng tử trong mắt của dê tách đôi giúp kiểm soát lượng ánh sáng chúng hấp thụ, cho phép chúng nhìn rõ hơn trong bóng tối, đặc biệt không bị chói mắt bởi ánh nắng mặt trời vào ban ngày.
Bọ cạp
Bọ cạp có nhiều mắt, thường 2 mắt ở phía trước và 5 cặp mắt phụ ở bên cạnh. Tuy nhiên, thị giác của chúng lại không tốt lắm. Chúng chỉ có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa bóng tối và ánh sáng.
Dơi
Loài dơi sử dụng thính giác để định vị tiếng vang, tìm kiếm thức ăn. Nhiều loài dơi hoàn toàn mù màu, một số khác chỉ có thể nhìn thấy màu đỏ.
Chuột
Chuột chũi sống dưới lòng đất nên chúng không dùng nhiều đến mắt. Mắt của chúng rất nhỏ nhưng vẫn có thể nhìn thấy màu sắc và phát hiện sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối.
Thỏ
Thị lực của loài thỏ bị mờ do vùng đồng tử không lõm vào. Mắt của chúng cũng không thể nhìn thấy màu đỏ. Mắt của thỏ nằm ở hai bên đầu nên chúng cũng nhìn được nhiều hướng hơn con người.
Giun
Thị giác của nhiều loài giun cũng có cơ quan tiếp nhận ánh sáng nên chúng có thể phân biệt giữa bóng tối và ánh sáng giúp nhận biết sự khác biệt môi trường ở trên và dưới mặt đất.