Con người đã tưởng tượng ra một thế giới với những khu rừng rậm, những con thú ăn thịt, được thống trị bởi khủng long. Đó là suy nghĩ của con người, vậy dưới con mắt của những kẻ thống trị thời bấy giờ thì thế giới đó như thế nào? Có giống trí tưởng tượng của con người hay nó là một thế giới đầy màu sắc?
Hội đồng Phát triển Khoa học đã tiến hành nghiên cứu về gen và phát hiện ra rằng rất có thể khủng long đã thấy thế giới này toàn một màu đỏ. Thậm chí, chúng có thể thấy được nhiều sắc thái của màu đỏ đến mức những hậu duệ của loài khủng long tiến hóa thêm những sắc đỏ trên người (như vỏ và lông). Mục đích của việc tiến hóa này rất có thể để phục vụ mục đích tìm bạn tình. Tuy nhiên, khủng long còn có thể nhìn thấy nhiều màu sắc khác nữa.
Theo giáo Nick Mundy "Việc nhìn màu qua các sắc quang phổ đã tiến hóa từ sớm trên các loài có xương sống, vì thế không lạ gì việc các loài khủng long cũng có thể nhìn được màu. Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên thể hiện được rằng loài khủng long có một tầm nhìn màu đặc trưng, với đôi mắt nhạy cảm với màu đỏ trong bảng quang phổ".
Để có thể nhìn được thế giới cổ đại qua con mắt của một con khủng long bạo chúa, các nhà khoa học đã so sánh chúng với con mắt của rùa và chim. Cả hai loài này đều có tổ tiên chung với loài các khủng long không thuộc họ chim. Họ tập trung vào tìm kiếm sự phát triển của gen CYP2J19, loại gen cho phép chim và rùa có thể chuyển sắc tố vàng thành màu đỏ.
Hai loài này có thể sử dụng sắc tố đỏ để "tô màu" cho mỏ và lông của chúng trở nên đẹp hơn. Thậm chí khả năng chuyển đổi sắc tố này còn cho phép chúng pha thêm sắc đỏ vào võng mạc của chúng, điều này sẽ làm cho thế giới hiện lên trong con mắt chúng sẽ nhiều ánh đỏ. Thêm nữa, việc có thêm gen CYP2J19 làm cho khả năng nhìn thấy màu đỏ của chúng tốt hơn. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc xuất hiện gen này cũng đã khiến cho tổ tiên chúng có thể nhìn thấy được màu đỏ.
Loài chim ưng biển có một tầm nhìn màu tuyệt vời, rất có thể rằng tổ tiên của chúng là khủng long cũng vậy.
Gen CYP2J19 lần đầu tiên xuất hiện và 250 triệu năm trước, vào khoảng cuối kỉ Permi khi mà hàng loạt loài bị tuyệt chủng. Và tiếp tục tồn tại trong quá trình tiến hóa của thằn lằn chúa (gồm thằn lằn và các loài rùa), sau này là chim và các loài bộ cá sấu và loài khủng long không thuộc giống chim.
"Những kết quả này là bằng chứng cho thấy 'gen màu đỏ' đã được phát triển từ giống loài khủng long xưa", giáo sư Nick Mundy kết luận.
Loài chim có khả năng nhìn thấy nhiều sắc thái đỏ khác nhau hơn cả con người. Nó cũng giống như việc con người nhìn được nhiều phổ đỏ, xanh dương và xanh lá. Nhiều khả năng rằng loài khủng long xưa cũng có khả năng nhìn được nhiều quang phổ đỏ như vậy.
Tổ tiên loài rùa là loài đầu tiên phát triển "gen đỏ".
Một điều thú vị là loài bò sát có vảy cũng như loài rắn đã tách ra từ loài thằn lằn chúa trước loài rùa, và trước sự xuất hiện của gen CUP2J19. Vì vậy chúng không có được khả năng nhìn thấy màu đỏ.
Nhưng bộ cá sấu tách ra từ thằn lằn chúa vẫn còn giữ được CYP2J19 nhưng sự chọn lọc tự nhiên đã loại bỏ gen này vì thấy không cần thiết cho sự tồn tại của loài cá sấu.
Các loài chim hiện đại đa số đều có một tầm nhìn màu cực tốt và chúng là loài họ hàng gần với khủng long hơn là cá sấu. Và nếu tổ tiên của loài chim cũng như vậy, thì rất có thể là khủng long không chỉ nhìn thế giới này dưới mỗi một ánh đỏ, và còn cả ánh xanh dương, xanh là cũng như nhiều sắc thái khác.