Sự tồn tại của một thành phố cổ xưa và huyền bí, duy nhất trên thế giới còn sót lại nằm trên hòn đảo không bóng người giữa biển Thái Bình Dương đang “làm khó” các nhà khảo cổ học.
- Thành phố cổ bị chôn vùi dưới đáy biển 1.700 năm do sóng thần
- Bí mật thành phố của người cổ đại khổng lồ trong rừng già Amazon
- Ghé thăm hòn đảo "ma" kỳ lạ ở Đông Phi
Thành phố Nan Madol kỳ lạ được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển phía Đông đảo Pohnpei, thuộc chủ quyền liên bang Micronesian.
Thành phố cổ đại được xây dựng bởi trên đỉnh một đầm phá, bao gồm gần 100 hòn đảo nhỏ nhân tạo (được tạo ra từ khối đá khổng lồ riêng lẻ) bị chia tách bởi những kênh nước hẹp và được bảo vệ khỏi nước biển bởi hệ thống đê biển kiên cố gồm 12 tường chắn sóng. Do vậy mà người ta thường gọi Nan Madol là "Venice của Thái Bình Dương".
Trước đây, việc ghé thăm hòn đảo gần như bất khả thi do vị trí đặc biệt hẻo lánh. Điều này khiến nhiều người liên tưởng tới thành phố mất tích Atlantis nổi tiếng.
Tiến sĩ khảo cổ học Patrick Hunt bày tỏ sự băn khoăn: "Tại sao người ta lại xây dựng một thành phố giữa đại dương mênh mông, nơi cách biệt hoàn toàn với mọi nền văn minh?”
Theo các nhà nghiên cứu, trên đảo có nhiều công trình thú vị có thể có niên đại từ thế kỷ 1 hoặc 2.
Nhìn từ ảnh vệ tinh, họ phát hiện, trên đảo có những bức tường cao 7,6 mét và dày 5,2 mét được xây dựng bằng cách xếp chồng lần lượt các khối đá cao lên. Và theo ước tính, tổng số đá bazan hình lăng trụ được sử dụng để xây dựng lên những bức tường này nặng khoảng 250 triệu tấn. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích được tại sao các bức tường đá này lại được xây dựng như vậy, bởi mỗi khối đá bazan nặng tới 50 tấn.
Nan Madol là thủ đô của triều đại Saudeleur cho tới năm 1628. Cho tới nay, đây vẫn được xem như một kỳ quan xây dựng. Người dân Saudeleur đã mất vài thế kỷ để tạo ra các công trình đá tại thành phố này. Các tòa nhà ở Nan Madol được xây từ khoảng 750.000 tấn đá đen.
Sau khi triều đại Saudeleur bị lật đổ, Nan Madol bị bỏ rơi. Trong thành phố, người ta phát hiện nhiều địa điểm mai táng, đó là nơi an nghỉ của dòng tộc Saudeleur. Do vậy, người dân bản xứ ở Pohnpei từ chối tới gần "thành phố ma" vì tin rằng nơi này bị ma ám và họ sẽ chết nếu ở lại đảo qua đêm.
Một số hình ảnh về thành phố cổ Nan Madol: