Tại sao sông băng Nam Cực ở Pháp lại được các nhà khoa học quan tâm?

Một con sông băng khổng lồ của Pháp trôi nổi ở vùng biển Nam Cực đã làm dấy lên mối lo ngại của các nhà khoa học, họ tiết lộ rằng có khối lượng băng trên sông này đang chuyển động nhiều hơn so với những dự đoán trước đó.

Các nhà khoa học lo ngại rằng sông băng có thể tan chảy nhanh hơn khi khí hậu ấm lên và có một tác động đáng kể lên mực nước biển đang tăng lên.

Một trong những sông băng lớn và chảy nhanh nhất ở Nam Cực tên là Totten Glacier, có khả năng giải phóng một lượng nước khổng lồ và các nhà khoa học đang quan tâm đến mô hình tan chảy của con sông này.

Sử dụng các sóng địa chấn để giúp các nhà khoa học nhìn xuyên qua băng, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng có nhiều dòng thủy triều Totten Glacier xuất hiện trôi nổi trên đại dương hơn là dự kiến ban đầu.

Tại sao sông băng Nam Cực ở Pháp lại được các nhà khoa học quan tâm?

Paul Winberry đến từ Đại học Central Washington đã trải qua mùa hè ở Antarctica để nghiên cứu Totten nói: "Ở một số địa điểm, chúng tôi nghĩ là có căn cứ, chúng tôi đã phát hiện ra rằng con sông băng này ở trạng thái trôi nổi khá nhiều khối băng đang tan dần".

Phát hiện này rất quan trọng bởi vì những nghiên cứu gần đây cho thấy thềm dưới lục địa của sông Totten Glacier đã bị xói mòn bởi nước biển ấm, mặn chảy từ hàng trăm cây số vào trong đất liền sau khi chúng đi qua "cửa ngõ" dưới nước.

Winberry cho biết thêm về sông băng trôi nổi trên đại dương này đang nóng lên có thể giúp giải thích những giai đoạn tan chảy gần đây của nó.

Ông nói thêm: "Điều này cũng có nghĩa là sông Totten có thể nhạy cảm hơn với các biến đổi khí hậu trong tương lai”.

Các sông băng thường hình thành khi những tảng băng dày đặc di chuyển từ trên cao xuống các thung lũng, núi và sườn dốc tùy theo trọng lượng của chúng trong nhiều thế kỷ, khi di chuyển trên bề mặt trái đất.

Chúng giữ phần lớn nước ngọt của trái đất và đóng góp chính cho thực trạng mực nước biển dâng cao khi chúng tan chảy.

Theo giám sát của NASA, giữa năm 2002 và năm 2016, Nam Cực mất 125 gigaton lượng băng mỗi năm, làm cho mực nước biển trên toàn thế giới tăng 0,35 milimet mỗi năm.

Từ trên không, các đường viền của sông Totten Glacier không thể nhìn thấy được vì toàn bộ lục địa Nam Cực được bao phủ bởi một lớp tuyết và băng dày đặc.

Đó là lý do tại sao các nhà khoa học quyết tâm tìm hiểu điều gì đang xảy ra bên dưới sông băng bị che khuất.

Trưởng nhóm Ben Galton-Fenzi, thuộc Phòng Nam Cực của Úc, nói rằng sông băng Totten có chứa đủ băng để làm mực nước biển tăng lên khoảng ba mét (9,8 feet) nếu tất cả đều tan chảy.

"Từ những năm 1900, mực nước biển toàn cầu đã tăng khoảng 20 cm và vào cuối thế kỷ này, dự báo sẽ tăng lên tới một mét hoặc hơn, nhưng điều này là không chắc chắn nên đó là lý do tại sao nghiên cứu các sông băng như Totten rất là quan trọng ", ông nói.

Thứ Ba, 10/04/2018 22:48
21 👨 267
0 Bình luận
Sắp xếp theo