Tại sao người Do Thái luôn trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi khác?

Người Do Thái được coi là dân tộc thông minh nhất thế giới. Họ có một phương pháp rất hiệu quả để kích thích não bộ đó là phương pháp cân nhắc. Khi nhận được bất kỳ câu hỏi nào, người Do Thái đều sẽ đưa ra một câu trả lời bằng một câu khỏi khác.

Phương pháp Hỏi - Đáp này đã được người Do Thái thực hiện và rèn luyện thành thói quen truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau.
Thói quen này thậm chí đã trở thành nguyên tắc của họ, không bao giờ được coi bất cứ điều gì là chuyện đương nhiên, thậm chí cả những mệnh lệnh nghiêm khắc và cơ bản nhất.

Người Do Thái

Khi nhận được một mệnh lệnh, bất kể mệnh lệnh đó đến từ đâu thì người Do Thái cũng luôn mong muống được tìm hiểu tại sao họ phải thực hiện mệnh lệnh đấy, và logic đằng sau mỗi mệnh lệnh là gì.

Kể cả trong học tập, sinh viên trường đạo không phải cứ mù quáng chấp nhận tất cả những điều thầy đạo nói như những lời thánh truyền mà không có gì chứng minh cho những lời đó. Họ luôn được khuyến khích đưa ra những câu hỏi, những ý kiến cá nhân để tranh luận nếu họ nghĩ rằng hành động của thầy đạo đi ngược lại những điều họ được học. Điều này không chỉ tốt cho sinh viên và ngay cả đối với giáo viên. Nhờ việc trả lời những câu hỏi đó cũng giúp cho chính người giáo viên đó nâng cao sự hiểu biết của mình hơn.

Với người Do Thái mọi câu chuyện không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc. Không có cái gọi là câu trả lời cuối cùng và ai cũng có thể bắt đầu một cuộc thảo luận tại bất cứ điểm nào trong đó, thậm chí cả những điểm đã được tất cả mọi người chấp nhận.

Trong suy nghĩ, tư tưởng của họ, học tập không phải là học thuộc như vẹt những điều về quá khứ mà phải là lời mời gọi thảo luận về tương lai. Khi gặp bất cứ vấn đề gì, họ đều cân nhắc, kiểm tra, nghiên cứu và đưa ra những câu hỏi để tìm hiểu chiều sâu của vấn đề đó. Từ đó họ có những quyết định đúng đắn nhất.

Phương pháp này chính là một thứ tài sản có đóng góp rất lớn vào trí tuệ và khả năng rút ra những kết luận chính xác của người Do Thái và kiểm soát được mọi thứ trong cuộc sống.

Cộng đồng người Do Thái có lưu truyền một câu chuyện về phương pháp Hỏi - Đáp như sau:

Một giáo sĩ Do Thái hỏi một người thanh niên:

Có hai tên trộm đột nhập vào một ngôi nhà qua ống khói. Mặt một tên bị đen sì đầy bồ hóng còn tên kia thì mặt mũi vẫn sạch nguyên. Cậu nghĩ tên nào sẽ đi rửa mặt?

Chàng thanh niên trả lời: " Rõ ràng tên mặt bẩn sẽ đi rửa".

"Sai rồi! Người tên trộm "mặt bẩn" sẽ nhìn sang tên trộm "mặt sạch" và cho rằng khuôn mặt mình cũng sạch. Trong khi đó, tên trộm mặt sạch nhìn người mặt bẩn và nghĩ rằng mặt mình cũng bẩn. Nói cách khác, tên trộm mặt sạch sẽ đi rửa mặt.

Giáo sĩ tiếp tục ra câu đố y hệt lần trước. Và chàng trai liền thắc mắc:

- Chẳng phải người đàn ông mặt sạch đã đi rửa hay sao?

"Sai rồi, cả hai người sẽ đều rửa mặt. Người mặt sạch nhìn người mặt bẩn sẽ nghĩ mặt mình cũng bẩn. Vì thế, người mặt sạch sẽ đi rửa đầu tiên. Sau đó, người mặt bẩn thấy rằng người mặt sạch cũng đã đi rửa mặt, do đó người mặt bẩn cũng đi rửa theo.

Giáo sĩ tiếp tục lặp lại câu hỏi như các lần trên lần thứ ba, chàng trai nhíu mày: " Kết quả là hai người đàn ông đều đi rửa mặt rồi mà?"

"Anh lại sai thêm lần nữa! Không ai trong số họ sẽ đi rửa mặt cả. Người đàn ông mặt bẩn thấy người mặt sạch và nghĩ mình cũng sạch sẽ và không đi rửa. Còn người mặt sạch sẽ thấy rằng người mặt bẩn không đi rửa thì anh ta cũng sẽ không cần đi rửa.

Giáo sĩ lại đặt câu hỏi y như các lần trước.

Chàng trai tuyệt vọng gào lên: Chẳng ai trong số họ sẽ đi rửa mặt như thầy từng nói ở trên!

"Anh sai nữa rồi! Anh hãy giải thích cho tôi: Tại sao hai người cùng chui ra khỏi một ống khói mà lại có người bẩn có người sạch?

Nhìn chung, bất kỳ người Do Thái nào cũng luôn có thói quen trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi khác.

Thứ Bảy, 17/09/2016 09:36
4,52 👨 3.740
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học