Tại sao không có ong chúa đực?

Sau khi giao phối với ong cái, bụng của ong đực sẽ vỡ ra và khiến nó mất mạng. Trong khi đó, ong chúa sẽ tiếp tục giao phối với những con đực khác để thu thập gene cho tổ của mình. Nhưng cho dù bạn tình đầu tiên của ong chúa không chết nó cũng không thể trở thành một "ông chúa".

Ong chúa không phải “chúa’ theo nghĩa là kẻ đặt ra các quy tắc mà là chúa vì đẻ toàn bộ số trứng, là bà mẹ của tất cả những con ong trong tổ.

Ong chúa

Di truyền của con ong rất kỳ lạ, ong cái đặt một nửa số nhiễm sắc thể của mình vào mỗi trứng, còn tinh trùng của con đực đóng góp số nhiễm sắc thể tương đương. Trứng đã thụ tinh với đầy đủ nhiễm sắc thể sẽ trở thành con non.

Nhưng đến đây, mọi thứ bắt đầu trở nên kỳ lạ. Trứng ong mật có thể phát triển thành ong con kể cả khi không có sự đóng góp nhiễm sắc thể từ ong đực. Trứng không được thụ tinh, chỉ có một bộ nhiễm sắc thể, sẽ trở thành ong đực. Trứng đã thụ tinh, với hai bộ nhiễm sắc thể nghĩa là đầy đủ gene với ong, sẽ phát triển thành ong cái. Bất cứ con cái nào trong số đó đều có thể trở thành ong chúa mới trong điều kiện thích hợp.

Như vậy, ong đực chỉ nhận được gene từ mẹ của chúng.Và ong đực chỉ có thể có con gái, không có con trai. Tất nhiên, giới tính sinh học rất phức tạp, trứng ong mật với hai bộ nhiễm sắc thể vẫn có thể trở thành con đực, nhưng sẽ vô sinh và ong thợ cũng sẽ giết chết chúng khi chúng còn nhỏ.

Nhưng kể cải khi chấp nhận việc ong chúa đực chỉ sinh con gái thì ong đực vẫn không thể làm cha của cả tổ. Lý do là ong đực truyền toàn bộ chứ không phải một nửa số gene của mình cho con gái, khác với ong chúa cái nên tất cả các con gái của ong đực đều có quan hệ siêu gần về di truyền. Khi đó, nếu tất cả con cái đều thừa hưởng cùng một đột biết chết chóc từ cha mình, thì điều này sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho tổ ong.

Vấn đề đa dạng di truyền này có thể là một lý do khiến nữ hoàng có nhiều bạn tình, ngoài lý do con đực đầu tiên đã bỏ mạng.

Thứ Năm, 03/10/2024 11:49
31 👨 76
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật