Sự quang hợp ngày càng tăng trên toàn cầu

Một nghiên cứu mới cho thấy quá trình quang hợp đã tăng nhanh chóng trên toàn cầu suốt 200 năm qua.

Theo đó, tất cả các sự sống của thực vật, cây cối đều phụ thuộc vào quá trình quang hợp, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng sinh sống, đặc biệt là phần lá.

Và mới đây, nhà khoa học Elliott Campbell cho hay rằng, chính hoạt động của con người đã thúc đẩy quá trình quang hợp ở thực vật tăng lên nhanh chóng. Và cũng có những hoạt động tiêu cực khác đã trực tiếp hoặc gián tiếp kìm hãm lại quá trình này.

Quá trình quang hợp ở thực vật tăng lên nhanh chóng

Elliot Campbell, giáo sư về kỹ thuật môi trường tại Đại học California cho biết: "Các nghiên cứu trước đây cũng đã đề cập tới vấn đề này tuy nhiên chỉ ở phạm vi, khu vực nhỏ. Và nghiên cứu mới nhất này được phát hiện ở phạm vi mở rộng hơn. Chúng tôi đã đặt ra một phạm vi nghiên cứu vấn đề này trên toàn cầu và hy vọng sẽ có những công bố mới nhất trong thời gian tới".

Campbell và các đồng nghiệp ước tính tốc độ quang hợp toàn cầu đã tăng 30% trong 200 năm qua. Để có được kết luận này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo mức carbonyl sulfide trong lớp tuyết Arctic. Carbonyl sulfide là một chất biến thể của CO2 đã được thực vật loại bỏ ra khỏi cây trong quá trình quang hợp. Điều này giải thích rằng, thực vật đã liên tục gia tăng cường độ quang hợp để thích nghi với sự nóng lên của toàn cầu. Điều đó có nghĩa là nồng độ CO2 đã nhiều hơn, tha hồ cho các thực vật quang hợp đồng thời biến đổi khí hậu cũng sẽ làm vụ mùa kéo dài hơn, và cây cối rất dễ bị nhiễm thể nitơ độc hại trên thực vật.

Việc thực vật tăng quá trình quang hợp sẽ hấp thụ nhiều lượng CO2, tăng cường hệ thống lưu trữ carbon tự nhiên trên Trái Đất. Tuy nhiên, nhóm khoa học cảnh báo, việc CO2 tăng cao do khí thải nhà kính do con người gây ra là quá lớn để thực vật hấp thụ trong quá trình quang hợp. Nên việc chủ quan dựa vào hệ thống thực vật là điều cực kỳ nguy hiểm.

CO2 tăng cao do khí thải nhà kính do con người gây ra

Joe Berry, thuộc Viện Khoa học Carnegie và đồng tác giả của nghiên cứu này cho hay, sự gia tăng quang hợp của thực vật không đủ lớn để bù đắp lượng khí thải, khí đốt nhiên liệu hóa thạch mà con người gây ra. Lượng CO2 đang gia tăng không phanh trong bầu khí quyển. Vì vậy, điều quan trọng hơn hết là phải làm thế nào để hạn chế giảm nồng độ CO2 trong bầu khí quyển.

Nghiên cứu mới nhất này vừa được công bố trên Tạp chí Nature.

Thứ Tư, 12/04/2017 09:45
31 👨 1.021
0 Bình luận
Sắp xếp theo