Sao chổi quay trở lại Trái Đất sau 50.000 năm, đủ sáng để quan sát bằng mắt thường

Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được camera khảo sát trường rộng ở cơ sở Zwicky Transient Facility phát hiện vào đầu tháng 3/2022 khi bay bên trong quỹ đạo sao Mộc.

Ban đầu giới nghiên cứu cho rằng, C/2022 E3 (ZTF) là tiểu hành tinh nhưng sau đó họ phát hiện nó nhanh chóng sáng lên như sao chổi.

Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được chụp bởi nhiếp ảnh gia thiên văn Hisayoshi Sato. Ảnh: NASA.
Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được chụp bởi nhiếp ảnh gia thiên văn Hisayoshi Sato. Ảnh: NASA.

Hiện nay, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) đang bay qua vành trong hệ Mặt Trời với phần đầu gồm bụi và khí gas của của nó phát sáng màu xanh lá cây, kéo theo vệt đuôi dài nhưng khá mờ.

Vào ngày 12/1/2023 tới, sao chổi này sẽ tới gần Mặt Trời nhất và đến ngày 1 - 2/2 nó sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách gần nhất.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu sao chổi C/2022 E3 (ZTF) tiếp tục sáng như hiện nay thì chúng ta có thể quan sát nó bằng mắt thường trên bầu trời đêm. Nhưng ngay cả khi C/2022 E3 (ZTF) mờ đi trong thời gian sao chổi tới gần Trái Đất nhất thì chúng ta vẫn có thể dùng ống nhòm hoặc kính viễn vọng để quan sát nó.

Theo trang Starlust, trong thời gian tiếp cận Trái Đất sao chổi này sẽ nằm ở chòm sao Camelopardalis.

Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA, chu kỳ của sao chổi C/2022 E3 (ZTF) là khoảng 50.000 năm. Điều đó có nghĩa là lần cuối sao chổi này tới gần Trái đất là vào thời Đồ đá cũ. Khi đó, người tinh khôn (Homo sapiens) thuở sơ khai, sống ở kỷ Băng Hà cuối cùng và người Neanderthal tuyệt chủng cách đây 10.000 năm có thể đã từng trông thấy C/2022 E3 (ZTF).

Thứ Ba, 03/01/2023 14:49
52 👨 2.287
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ