Không giống với rắn hổ mang và rắn đuôi chuông có nọc độc chết người hay các loài trăn có cơ bắp khỏe mạnh để siết chết con mồi, rắn mũi móc phương Tây có có chế tự vệ rất đặc biệt đó là đánh rắm.
Khi bị đe dọa, nó phòng thủ bằng cách sử dụng hai bộ cơ để cô lập một túi khí nén và sau đó co thắt cơ vòng cloacal để tống nó ra ngoài một cách mạnh mẽ. Các bọt khí ầm ầm từ lớp đệm - lỗ thông thường để bài tiết ở đuôi rắn được phát ra khiến kẻ thù bối rối và hoang mang trong thời gian đủ lâu. Lợi dụng khoảng thời gian đó, rắn mũi móc phương Tây sẽ nhanh chóng tẩu thoát.
Âm thanh xì hơi do những con rắn nhỏ này tạo ra kéo dài chỉ khoảng 2/10 giây, có thể truyền xa tới 6'6 ft (khoảng hơn 2m), và thường lặp đi lặp lại.
Theo Bruce Young, một nhà hình thái học thực nghiệm tại Đại học Lafayette ở Easton, Pennsylvania, rắn mũi móc đã dồn rất nhiều năng lượng để tạo ra các bọt khí. Một số thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của Bruce Young cho thấy thậm chí trong một số trường hợp việc xì hơi có thể giúp chúng tự bay lên khỏi mặt đất.
"Thả bom" để phòng thủ thay vì dùng nọc độc của loài rắn mũi móc phương tây là một trong những cơ thế phòng thủ độc đáo và kỳ lạ nhất ở các loài động vật.