Muỗi cái quá ‘khôn’ không chịu ‘yêu đương’ với muỗi đực biến đổi gen, nỗ lực tiêu diệt loài muỗi thất bại thảm hại

Năm 2013, mỗi tuần các nhà khoa học tại đại học Yale đã tiến hành thả 450 nghìn con muỗi đực biến đổi gen ở thành phố Jacobina (Brazil). Những con muỗi đực này có khả năng sinh sản giảm hẳn so với muỗi tự nhiên do đã được sửa đổi gen. Mục đích của dự án này nhằm giảm dần số lượng đàn muỗi.

Theo tính toán ban đầu của các nhà khoa học, những cá thể lai giữa muỗi tự nhiên và muỗi biến đổi gen sẽ không thể tồn tại đến tuổi sinh sản, do vậy gen biến đổi sẽ không di truyền cho các thế hệ sau. Điều này đã xảy ra nhưng lại nảy sinh vấn đề mà các nhà khoa học không bao giờ ngờ đến.

Loại muỗi biến đổi gen đã được thả vào tự nhiên nhằm hạn chế số lượng muỗi trước đó.
Loại muỗi biến đổi gen đã được thả vào tự nhiên nhằm hạn chế số lượng muỗi trước đó.

Thời gian đầu, số lượng muỗi tại một số khu vực nhỏ được thử nghiệm đã giảm tới 85%. Nhưng sau một thời gian, các cá thể lai lại có khả năng tồn tại tốt hơn, có thể sống tới tuổi sinh sản. Điều này khiến số lượng muỗi tăng trở lại, gen bị biến đổi thậm chí bắt đầu di truyền ra đàn muỗi, trái với dự đoán ban đầu của các nhà khoa học.

Sau khoảng 18 tháng, số lượng muỗi lại tăng trở lại. Các nhà khoa học cho rằng cá thể muỗi cái đã phân biệt được muỗi đực bị biến đổi gen mà họ thả ra môi trường và tránh giao phối với chúng.

 Muỗi biến đổi gen

Hiện tại, muỗi tại Jacobina đã có nhiều đặc điểm di truyền từ nhiều chủng loại muỗi khác nhau. Theo New Atlas, việc đàn muỗi ở đây mang ngồn gen đa dạng sẽ tạo ra giống loài mạnh mẽ hơn, có khả năng chống chịu tốt hơn các nỗ lực diệt muỗi trong tương lai.

Thứ Năm, 19/09/2019 09:51
52 👨 694
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học