- Khoảng cách từ Trái Đất tới sao Mộc - hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời là bao nhiêu?
- NASA phát hiện nước trong khí quyển hành tinh giống sao Hải Vương
- Những điều chưa biết về vành đai tiểu hành tinh
Sao Hỏa là một trong số hành tinh thú vị nhất. Dưới đây là những sự thật ít người biết về sao Hỏa.
Hành tinh đỏ sao Hỏa, được đặt theo tên của vị thần chiến tranh La Mã, từ lâu đã là điềm báo trên bầu trời đêm. Và theo cách riêng của nó, bề mặt đỏ gỉ sét của hành tinh này kể một câu chuyện về sự hủy diệt. Hàng tỷ năm trước, hành tinh thứ tư tính từ mặt trời có thể đã bị nhầm là người anh em sinh đôi nhỏ hơn của Trái đất, có nước trên bề mặt của nó—và thậm chí có thể có sự sống.
Bây giờ, thế giới này là một sa mạc lạnh lẽo, cằn cỗi với rất ít dấu hiệu của nước. Nhưng sau nhiều thập kỷ nghiên cứu bằng tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ và xe tự hành, các nhà khoa học đã tiết lộ rằng sao Hỏa sở hữu một cảnh quan sinh động, có gió thổi và có thể—có lẽ—chứa đựng sự sống của vi khuẩn bên dưới bề mặt gỉ sét của nó. Dưới đây là những sự thật có thể bạn chưa biết về sao Hỏa.
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Loài người chúng ta đã gửi hàng chục đầu dò và vệ tinh lên Hành tinh Đỏ - sao Hỏa trong nhiều thập kỷ qua.
Những tàu vũ trụ này đã truyền tín hiệu về những bức ảnh ấn tượng, những bộ phim khoa học viễn tưởng giống như "The Martian", thậm chí gợi ý cho Elon Musk ý tưởng định cư trên Hành tinh Đỏ.
Nhưng liệu rằng mỗi người chúng ta biết được bao nhiêu sự thật về "người hàng xóm" nằm ngay cạnh hành tinh Trái Đất?
Mặc dù con người chưa đặt chân đến nơi này, nhưng vẫn có rất nhiều điều bí ẩn được giải đáp, các nhà khoa học đã tìm ra được rất nhiều điều thú vị về sao Hỏa.
Từ những gì giống như trên bề mặt Trái Đất, những địa điểm ấn tượng nhất cho đến sự có mặt của một đại dương cổ đại (và sóng thần), hãy tiếp tục khám phá 12 sự thật thú vị về sao Hỏa có thể bạn chưa biết dưới đây nhé!
Diện tích bề mặt sao Hỏa
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Diện tích bề mặt sao Hỏa chỉ hơi nhỏ hơn tổng diện tích đất liền trên Trái Đất - nhưng đó là không kể đến 71% diện tích Trái Đất được bao phủ trong nước.
Xem thêm: Tiết lộ nơi tốt nhất để tìm ra sự sống trên sao Hỏa
Nhiệt độ sao Hỏa
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Trong số các hành tinh trong hệ Mặt Trời, các mùa trên sao Hỏa gần giống với các mùa trên Trái Đất, do gần bằng về độ nghiêng của trục tự quay ở hai hành tinh. Độ dài các mùa trên Hỏa Tinh bằng khoảng hai lần trên Trái Đất, do bởi khoảng cách từ Sao Hỏa đến Mặt Trời lớn hơn dẫn đến một năm trên Hành tinh Đỏ bằng khoảng hai năm Trái Đất. Nhiệt độ sao Hỏa thay đổi từ nhiệt độ rất thấp -87 °C trong thời gian mùa đông ở các cực cho đến -5 °C vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt sao Hỏa là - 81 °F, thấp hơn so với nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là 138 °C.
Khí quyển sao Hỏa
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Bầu khí quyển sao Hỏa chứa 95% cacbon điôxít, 3% nitơ, 1,6% argon và chứa dấu vết của ôxy và hơi nước. Khí quyển hành tinh Đỏ khá bụi bặm, chứa các hạt bụi đường kính khoảng 1,5 µm khiến cho bầu trời Sao Hỏa có màu vàng nâu khi đứng nhìn từ bề mặt của nó.
Bầu khí quyển sao Hỏa mỏng hơn 61 lần so với bầu khí quyển của Trái Đất, và nó bao gồm gần như hoàn toàn carbon dioxide, thứ chỉ chiếm 0,04% trong khí quyển Trái Đất.
Hẻm núi
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi sâu và rộng nhất trong Thái Dương Hệ, gấp 5 lần vực sâu nhất địa cầu. Không chỉ vượt qua hẻm núi sâu nhất thế giới Grand Canyon trên lãnh thổ Mỹ, Valles Marineris còn được đánh giá là vực sâu nhất Hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất. Lòng chảo bằng phẳng Borealis trên bán cầu phía Bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh Đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ.
Đại dương cổ đại
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Hành tinh Đỏ - sao Hỏa đã từng có đại dương, nhưng việc có thêm đại dương cũng chỉ cung cấp thêm 1,5% lượng nước trên Trái Đất.
Ốc đảo
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Nếu người ngoài hành tinh tồn tại trên sao Hỏa, họ có thể đã từng sống trong các hồ nước giống như ốc đảo. Những hồ nước này có thể là nơi tồn tại sự sống, cũng như trên Trái Đất.
Xem thêm: Thử nghiệm khoa học: Khoai tây có thể trồng được trên sao Hỏa
Sóng thần
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Các đại dương sao Hỏa cũng có sóng thần giống như trên Trái Đất. Sóng thần lần cao nhất có thể đạt tới độ cao 400 ft ~ 122 mét, chỉ thấp hơn London Eye - Mắt Luân Đôn hay Vòng quay Thiên niên kỷ một chút.
Chỏm băng
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Giống hành tinh Trái Đất, sao Hỏa cũng có những chỏm băng ở các cực. Chỏm băng ở phía Bắc sâu đến 2 dặm và có diện tích lớn hơn tiểu bang Texas một chút. (Texas là một trong số các bang ở trung tâm Tây Nam Hoa Kỳ).
Núi lửa
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Olympus Mons (Latin theo tên Núi Olympus) là một ngọn núi lửa lớn trên sao Hỏa. Ngọn núi này cao 25km, gấp 3 lần đỉnh Everest và là ngọn núi cao nhất trong hệ Mặt Trời. Olympus Mons cao gấp hai lần ngọn núi lửa lớn nhất Trái Đất, Mauna Loa ở Hawaii.
Xem thêm: Tìm hiểu bí mật hình thành sao Hỏa
Tỷ lệ phóng
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Các nhiệm vụ lên sao Hỏa đã trở nên hiếm hơn nhiều - sau 23 lần phóng trong giai đoạn 1960-1970, chúng ta mới chỉ tiến hành 10 lần phóng trong giai đoạn thiên niên kỷ mới (tính đến nay).
Nhiệm vụ
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Nhiệm vụ trên sao Hỏa rất khó có thể thực hiện: Khoảng 1/3 các sứ mệnh phóng lên đã gặp thất bại.
Thời gian sắp tới
Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider
Hãy đánh dấu vào lịch của bạn - Năm mới của sao Hỏa sẽ là ngày 23 tháng 3 năm 2019.
54 sự thật thú vị khác về sao Hỏa
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá ra hết. Trong đó có sao Hỏa - Hành tinh đỏ - một trong những hành tinh mà đôi khi chúng ta có thể dùng mắt thường quan sát được khi đứng từ Trái Đất. Dưới đây là những sự thật thú vị nhất về hành tinh sao Hỏa chắc chắn sẽ làm bạn ngỡ ngàng.
1. Trong tất cả các hành tinh ở Hệ Mặt Trời, sao Hỏa là một hành tinh được nhiều nhà khoa học cho rằng có khả năng tồn tại sự sống.
2. Ngày sao Hỏa dài hơn ngày Trái Đất. Một ngày Trái Đất là 23 giờ 56 phút, trong khi một ngày sao Hỏa là 24 giờ 39 phút 35 giây.
3. Bề mặt sao Hỏa giống với bề mặt Trái Đất, cũng được tạo thành từ carbon dioxide đông lạnh và một khối lượng nước nhỏ.
4. Các nhà khoa học cho rằng sao Hỏa từng có nước chảy bao quanh giống như Trái đất và cũng có thể có một bầu trời xanh.
5. Sao Hỏa cũng có bốn mùa một năm giống Trái đất, có nghĩa khi Trái Đất nghiêng 23,5 0 thì sao Hỏa nghiêng 25,19 0.
6. Khi quan sát từ Trái Đất, kích thước của Mặt trời chỉ bằng nửa kích thước của sao Hỏa.
7. Đá từ sao Hỏa rơi xuống Trái Đất là những mảnh vỡ vụn do va chạm thiên thạch trong không gian.
8. Hành tinh sao Hỏa được đặt theo tên của Vị thần chiến tranh La Mã, bởi nó có màu giống như máu.
9. Trong thần thoại Hy Lạp, sao Hỏa được gọi là Ares.
10. Chỉ có 1/3 sứ mệnh du hành đến sao Hỏa là thành công.
11. Sao Hỏa thường được gọi là "hành tinh đỏ" vì bề mặt của sao Hỏa có màu đỏ.
12. Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra nước có khả năng tồn tại được trên bề mặt sao Hỏa vào năm 1971, khi họ khám phá những ngọn núi lửa lớn trên bề mặt của nó. Điều này cho thấy rằng hành tinh sao Hỏa có khả năng sưởi ấm nhưng không giữ nhiệt để tồn tại sự sống.
13. Người La Mã và người Ai Cập cổ đại đã nghiên cứu bầu trời và nhận ra rằng sao Hỏa là một hành tinh giống với Trái đất. Họ cùng với những người sống ở thành phố Babylon cho thấy sao Hỏa cách Mặt Trời một khoảng cách xa hơn so với Trái Đất.
14. Lý do tại sao sao Hỏa lại có màu đỏ là bởi vì trên bề mặt của nó có chứa oxit sắt, thứ mà chúng ta thường gọi là "rỉ sắt". Đó là những gì khiến cho hành tinh sao Hỏa có diện mạo màu đỏ.
15. Hành tinh này có lớp vỏ dày khoảng từ 50km đến 125km tùy từng nơi. Nó dày hơn so với lớp vỏ của Trái đất khoảng 40km.
16. Việc thiếu thảm thực vật hé lộ rằng sao Hỏa là hành tinh thường xảy ra những cơn bão bụi. Những cơn bão này giống với cơn bão xảy ra ở trên Trái Đất và có khả năng gây ra xói mòn đất theo thời gian.
17. Sao Hỏa cách Mặt Trời 141 triệu dặm (tương đương với 226.917.504 km).
18. Sao Hỏa cũng giống như Trái Đất ít được bảo vệ khỏi bức xạ tia cực tím.
19. Nhiệt độ quanh năm dao động từ -140 0 C đến 70.7 0 C.
20. Sao Hỏa chỉ bằng 1/10 kích thước của Trái Đất với mật độ 3.933 gram/cm 3.
21. Có khối lượng nhỏ hơn nên trọng lực của sao Hỏa cũng thấp hơn so với Trái Đất. Điều này có nghĩa là một người hay một vật nặng 45kg trên Trái đất thì trên sao Hỏa sẽ chỉ nặng 17kg.
22. Nếu bức tượng thần tự do được xây dựng trên sao Hỏa giống hệt với Trái đất thì nó sẽ nhẹ hơn 84.825 kg so với Trái đất.
23. Trọng lực của sao Hỏa chỉ bằng 1/3 trọng lực Trái đất, nghĩa là bạn có thể nhảy cao gấp 3 lần bình thường.
24. Một năm trên sao Hỏa bằng 687 ngày Trái Đất.
25. Sao Hỏa cũng có bốn mùa giống với Trái Đất, ngoài trừ việc thời gian các mùa dài gấp đôi. Điều này có nghĩa là sao Hỏa có chu kỳ một năm giúp cho con người hiểu và thích nghi được.
26. Sao Kim có khả năng tồn tại sự sống cao hơn sao Hỏa.
27. Năm 1970, tàu thăm dò Viking đã chụp được những hình ảnh có các kim tự tháp và gương mặt khổng lồ tồn tại trên bề mặt sao Hỏa.
28. Sao Hỏa có thời tiết dữ dội nhất trong hệ Mặt Trời, gồm có các cơn bão giật mạnh, cơn bão bụi và lốc xoáy nhỏ.
29. Năm 2001, cơn bão bụi khổng lồ bao phủ toàn bộ hành tinh sao Hỏa trong vài ngày Trái Đất.
30. Sao Hỏa có nhiều cơn bão hơn khi hành tinh này tiến đến gần Mặt trời.
31. Sao Hỏa có hai mặt trăng, tên của chúng là Deimos và Phobos.
32. Quỹ đạo của mặt trăng Phobos nằm rất gần với bầu khí quyển sao Hỏa. Điều này có nghĩa là một ngày, lực hấp dẫn sẽ đâm sầm vào Mặt Trăng và vỡ ra thành nhiều mảnh. Các mảnh vỡ sẽ nằm trong quỹ đạo Mặt trăng, tạo thành một vòng tròn giống như vành đai của sao Thổ.
33. Phobos và Deimos, được đặt theo tên con trai của thần Ares.
34. Ngày 13 tháng 11 năm 1971, tàu Mariner 9 đã tiến đến sao Hỏa và chính thức trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên quỹ đạo Mặt Trăng.
35. Tàu Mariner 9 có thể đo được 100% bề mặt sao Hỏa và chụp những bức ảnh cận cảnh đầu tiên về Mặt trăng Phobos và Mặt trăng Deimos trên sao Hỏa.
36. Tàu Mariner 9 đã chụp được tổng cộng 7.329 bức ảnh về sao Hỏa và ở lại trong quỹ đạo đó 349 ngày.
37. Năm 1976, tàu thăm dò Viking 1 và 2 là tàu du hành đầu tiên đặt chân thành công lên sao Hỏa.
38. Khi tàu Viking 1 và 2 đặt chân đến đó, không ai biết bề mặt sao Hỏa trông như thế nào.
39. Tàu thăm dò sao Hỏa (Mars Global Surveyor) là thành công đầu tiên khi tiếp cận đến sao Hỏa trong 20 năm. Nó được khởi hành vào ngày 07 tháng 11 năm 1996.
40. Tàu thăm dò sao Hỏa đã chụp được hàng nghìn bức ảnh về sao Hỏa.
41. Nếu thử đặt chân lên bề mặt của Mặt trăng mà không có quần áo vũ trụ thì chắc chắn bạn có thể chết ngay lập tức.
42. Sao Hỏa là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ 7.
43. Ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời là sao Hỏa, được gọi là Olympus Mons. Trong tiếng Latin là Mount Olympus.
44. Ngọn núi Olympus Mons cao 27 km và rộng 600km, cao hơn đỉnh Everest 8,85 km.
45. Núi Olympus Mons là núi lửa hình khiên, nghĩa là nó có thể phát triển to hơn rất nhiều bởi các dòng dung nham phun trào ở bên trong.
46. Từ tháng Ba "March" trong tiếng anh bắt nguồn từ Mars.
47. Mặt trăng của sao Hỏa được phát hiện bởi một nhà thiên văn học người Mỹ tên là Asaph Hall vào năm 1877.
48. Đường kính của sao Hỏa dài khoảng 6791 km.
49.Tàu vũ trụ đầu tiên đến thăm sao Hỏa là tàu Mariner 4 năm 1965.
50. Một năm trên sao Hỏa bằng một năm, 320 ngày và 18,2 giờ trên Trái Đất.
51. Sứ mệnh đến sao Hỏa được đưa ra vào năm 2011. Nó là một phiên bản tàu thăm dò sao Hỏa lớn hơn và tiên tiến hơn.
52. Hiện tại có 12 vật thể nhân tạo trên sao Hỏa.
53. Các nhà khoa học cho biết đã tìm thấy một hộp sọ người trên sao Hỏa.
54. Khoảng cách từ sao Hỏa đến Mặt trời gấp 1,5 lần so với Trái đất.
Xem thêm: SpaceX lùi kế hoạch phóng tên lửa lên Sao Hỏa đến năm 2020
Chúc các bạn vui vẻ!