Thử nghiệm khoa học: Khoai tây có thể trồng được trên sao Hỏa

Các nhà khoa học nghiên cứu đã chứng minh được rằng khoai tây có thể phát triển trong môi trường được mô phỏng bức xạ, nhiệt độ, áp suất không khí, oxy và mức độ cacbon đioxit giống trên bề mặt sao Hỏa.

Thông tin này không chỉ hữu ích đối với việc tồn tại sự sống của những thực dân đầu tiên sinh sống trên sao Hỏa, mà còn giúp giảm bớt nạn đói ở đây trên Trái Đất, nơi mà cứ 9 người lại có 1 người mắc phải suy dinh dưỡng vì thiếu ăn.

Thử nghiệm khoa học: Khoai tây có thể trồng được trên sao Hỏa

Rất có thể nghiên cứu gần đây đã giúp chúng ta trả lời được một trong những câu hỏi quan trọng về việc đưa con người lên sao Hỏa sinh sống. Đó là: "Ăn gì trên sao Hỏa?".

Dựa trên tinh thần từ xa xưa, mỗi khi con người khai phá những vùng đất mới, việc đầu tiên cần tính đến là cải thiện đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp lương thực duy trì sự sống. Và đương nhiên, hành tinh sao Hỏa cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, loài người chúng ta có thể mang những hạt giống gì từ Trái Đất để trồng trên sao Hỏa?

Để nghiên cứu vấn đề này, Hiệp hội Khoai tây Quốc tế (International Potato Center - CIP), mới đây đã bắt tay vào một dự án mang tên: "Trồng khoai tây trên Sao Hỏa". Cảm hứng của dự án này đến từ một phân cảnh trong bộ phim "The Martian - Người về từ Sao Hỏa", trong đó nhân vật chính do Matt Damon thủ vai đã trồng khoai tây trên Sao Hỏa để sinh tồn. Tuy nhiên, đó chỉ là phân cảnh trong phim khoa học viễn tưởng mà thôi, còn sự thật ra sao vẫn cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Do đó, Hiệp hội Khoai tây Quốc tế - CIP cùng cơ quan nghiên cứu Ames Research Center (ARC) của NASA đã bắt tay vào tiến hành các thí nghiệm để tìm hiểu xem liệu rằng chúng ta có thể trồng khoai tây được ở trong điều kiện môi trường khắc nghiệt của Sao Hỏa hay không.

Nghiên cứu của Hiệp hội Khoai tây Quốc tế

Môi trường thí nghiệm được đặt tại một khối vệ tinh CubeSat - chương trình quốc tế được thiết kế bởi các kỹ sư tại trường Đại học Công nghệ (University of Engineering and Technology - UTEC). Đất trồng khoai tây được lấy từ sa mạc Pampas de La Joya, ở phía Nam Peru - được mô tả là loại đất tương đối giống với đất trên sao Hỏa. Các nhà nghiên cứu mô phỏng bức xạ tại sao Hỏa bằng đèn LED, xây dựng bộ điều khiển thay đổi nhiệt độ theo đúng quỹ đạo ngày và đêm trên đó, cũng như điều chỉnh về áp suất không khí, mật độ oxy và carbonic được nhóm nghiên cứu thực hiện.

Kết quả thu được sau một tháng tương đối khả quan. "Chúng tôi khá bất ngờ khi thấy những củ khoai tây mà chúng tôi trồng có thể nảy mầm, cũng như mọc ra những củ khoai tây mới trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như vậy" - Walter Amoros, một thành viên của CIP có chia sẻ.

Tuy nhiên, thí nghiệm của CIP không chỉ giúp chúng ta nhận ra rằng rất có thể, những phi hành gia đầu tiên trên Trái Đất đặt chân lên sinh sống trên sao Hỏa ở thập kỷ sau sẽ dùng khoai tây làm nguồn lương thực chính. Hơn nữa, thí nghiệm còn cho thấy khoai tây có thể sống sót được ngay cả khi điều kiện môi trường Trái Đất trở nên ngày một khắc nghiệt. "Nghiên cứu này có tác động không nhỏ về mặt kỹ thuật và sinh học đối với Trái Đất" - ông Chris McKay đến từ NASA ARC cho biết trong một cuộc họp báo.

Bằng việc chứng minh rằng khoai tây có thể được trồng ở cả những khu vực khắc nghiệt nhất trên Trái Đất, thí nghiệm nghiên cứu này có thể sẽ đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết tận gốc nạn suy dinh dưỡng hiện nay, ước tính khoảng 10% dân số đang mắc phải. Tình trạng này sẽ còn trở nên đáng ngại hơn nhiều trong tương lai và vì vậy cần phải được giải quyết kịp thời.

"Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng, những nỗ lực của chúng ta trong việc trồng trọt các loại giống cây có tiềm năng nâng cao an ninh lương thực tại các vùng đã, đang và sẽ phải chịu ảnh hưởng xấu đến từ việc biến đổi khí hậu đang diễn ra trên Trái Đất" - ông Amoros chia sẻ thêm.

Và khoai tây rất có thể sẽ là một nguồn "siêu lương thực" tại cả Trái Đất, cũng như sao Hỏa trong tương lai.

Tham khảo thêm một số nội dung:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Tư, 02/05/2018 09:49
52 👨 786
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ